Cá phát điện để quảng cáo bản thân

Công trình nghiên cứu mới cho thấy cá đực có thể tăng điện trường của cơ thể chúng để quyến rũ cá cái và đe dọa đối phương. Một số loài cá có khả năng sinh điện. Một số ít sinh luồng điện đủ mạnh để gây choáng kẻ săn mồi và phòng vệ – còn phần lớn dùng nguồn điện của mình để định hướng trong môi trường nước hoặc giao tiếp trong bóng tối.

Loài cá sinh điện yếu là cá gymnotiform (Brachyhypopomus pinnicaudatus), một loài cá không răng có nguồn gốc ở vùng sông Amazon. Ban đêm, các con đực phát ra những tiếng vo ve dài và to, dạ khúc riêng của loài cá này.

Những cuộc trình diễn ngoạn mục như thế thường là một thử thách lớn với mục tiêu thu hút loài khác giới. Khó khăn là một cách để tiết lộ khả năng của chúng và chứng minh sự đáng giá của bản thân. Những cuộc nghiên cứu trước cho thấy sản sinh ra màn biểu diễn bằng điện không quá phức tạp với chúng, chính vì vậy không có vẻ thu hút lắm.

Để kiểm tra được năng lượng mà cá điện dành cho việc phát tín hiệu, nhà sinh thái học hành vi Vielka Salazar thuộc Đại học Quốc tế Florida tại Miami và cộng sự đo lượng oxy chúng tiêu thụ trong suốt quá trình sinh điện.

Salazar phát hiện các chú cá đực dành khoảng 11% đến 22% năng lượng cơ thể cho các màn trình diễn điện về đêm. Các nàng cá gần như không dùng đến khả năng này, chỉ tốn 3% năng lượng cơ thể.

Phát biểu với LiveScience, Salazar nói: “Nếu những màn trình diễn quá tốn kém, ta có thể giả định rằng chất lượng của một con đực được xác định qua những tín hiệu mà nó phát ra.” Khi Salazar kiểm tra độ sung sức của những con đực, bà phát hiện những con to khỏe nhất sẽ phát đi những tín hiệu điện lớn nhất. Bằng cách này, chúng đang quảng cáo cho bản thân mình.

Các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu thêm để đi đến kết luận liệu những tín hiệu điện này vốn dùng để thu hút con cái, cảnh báo kẻ thù hay cả hai chức năng. Salazar và cố vấn Philip Stoddard đăng tải chi tiết phát hiện của họ trên ấn bản trực tuyến ngày 29 tháng 2 của tạp chí Journal of Experimental Biology.


Cá gymnotiform – Brachyhypopomus pinnicaudatus (Ảnh: LiveScience)

 

Theo Tuệ Minh (LiveScience)