Các nhà khoa học thế giới đã đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau về cái chết của người băng Oetzi. Nhóm các nhà khoa học quốc tế gần đây cho rằng người băng Oetzi không phải chết một cách cô độc trên đường chạy thoát do bị thương, mà được tôn kính và an táng một cách long trọng như một chiến binh.
Người băng Oetzi lúc mới được phát hiện. (Nguồn: Internet)
Người băng Oetzi được phát hiện năm 1991 tại một sông băng ở Ötztal Alps, nơi giao nhau giữa biên giới Áo và Italy. Đó là một người đang ông sống vào khoảng 5.300 trước Công nguyên, lúc chết khoảng 40 đến 45 tuổi.
Trước đó, nhiều người cho rằng, cánh tay trái của người băng Oetzi bị trúng tên bởi một trận phục kích, trong quá trình chạy thoát đã tử vong do vết thương chảy nhiều máu, và cơ thể đã bị vùi trong băng tuyết, theo năm tháng đã biến thành xác ướp khô.
Người băng Oetzi mặc áo da thú dày, xung quanh xác ướp có nhiều đồ vật gồm rìu đồng, dao găm, bao tên với nhiều mũi tên, ba lô… Ngoài ra, còn có một cây cung chưa hoàn thiện và một số đồ vật với nhiều chức năng chưa rõ. Những đồ vật này có ý nghĩa rất quan trọng để nghiên cứu cuộc sống hàng ngày của cư dân vùng núi Alps, thời đại đồ đồng.
Sau khi phân tích các đồ vật kể trên, các nhà khoa học thuộc Đại học Rome (Italy) và Đại học Kansas (Mỹ) cho rằng, người băng Oetzi không chết một cách cô độc và thảm khốc tại vùng núi Alps, mà đã được tôn kính và an táng long trọng như một người chiến binh.
Quan điểm mới trên có thể giúp giải thích một số điều chưa rõ xung quanh cái chết của người băng Oetzi.
Tuy nhiên, một số chuyên gia vẫn chưa đồng tình với quan điểm trên và cho rằng, cần phải có nhiều nghiên cứu thực địa nữa mới có thể đưa ra được kết luận khoa học.
Theo VietnamPlus