Các loài dơi không hạ cánh giống nhau

0
108
Các loài dơi không hạ cánh giống nhau

Con người luôn bị mê hoặc bởi loài dơi, nhưng hiểu biết của chúng ta về cách chúng bay hoặc thói quen ngủ treo ngược kỳ lạ của chúng vẫn còn nhiều hạn chế. Cho đến nay, chưa hề có ai nghiên cứu làm thế nào loài vật này có thể “hạ cánh”.

Một nhóm nghiên cứu dưới sự chỉ đạo của Đại học Brown đã lần đầu tiên ghi chép về phương pháp đậu hay hạ cánh của ba loài dơi – hai loài sống trong hang và loài còn lại đậu trên cây. Những gì họ phát hiện thật đáng ngạc nhiên: Không phải tất cả các loài dơi đều đáp một cách giống nhau. Daniel Riskin, nhà nghiên cứu bậc sau tiến thuộc Khoa sinh thái và sinh vật học tiến hóa tại Đại học Brown, đồng thời là tác giả chính của bài báo trên tạp chí Journal of Experimental Biology, cho biết: “Treo ngược người là thói quen của dơi. Điều này chúng ta đã biết. Nhưng đây là lần đầu tiên có một nghiên cứu về việc làm thế nào chúng có thể “hạ cánh””.

Sử dụng máy quay chuyển động tiên tiến, nhóm nghiên cứu đã quay lại hình ảnh của từng loài dơi khi chúng nhào xuống tấm đáp dạng lưới và đậu lên đó. Cynopterus brachyotis, loài dơi sống trên cây ở vùng nhiệt đợi Đông Nam Á, thực hiện một cú lộn nửa vòng khi nó nhào xuống điểm hạ cánh, hai chi sau và hai chi trước cùng chạm vào tấm đáp cùng một lúc. Đây là kiểu hạ cánh ‘4 điểm’.

Các loài dơi không hạ cánh giống nhau
Dơi khi hạ cánh. Một nhóm nghiên cứu do Đại học Brown chỉ đạo phát hiện rằng dơi hạ cánh khác nhau tùy theo môi trường sống. (Ảnh: Đại học Brown)

Lực tác động của việc hạ cánh khá mạnh, gấp 4 lần trong lượng cơ thể của loài vật này. Nhóm nghiên cứu sau đó chuyển sang hai loài dơi sống trong hang, Carollia perspicillata và Glossophaga soricina. Những loài dơi này, cư ngụ tại Trung và Nam Mỹ, tiến gần đến mục tiêu hạ cánh với một cú liệng thẳng rồi sau đó, vào những giây cuối cùng, bay trệch sang trái hoặc phải – thực hiện một cú lào nhộn – trước khi bám lấy tấm đáp bằng hai chân sau.

Kiểu hạ cánh ‘2 điểm’ này nhẹ nhàng hơn nhiều so với loài dơi sống trên cây, các nhà nghiên cứu cho biết, những con dơi sống trong hạng có lực hạ cánh chỉ bằng 1/3 trọng lượng cơ thể.

Có khoảng 1200 loài dơi được biết đến trên toàn thế giới, vì vậy Riskin không đưa ra bất cứ kết luận cuối cùng nào. Ông cho biết, thực tế rằng dơi hạ cánh khác nhau có thể đưa ra những hiểu biết mới về loài vật chiếm đến 1/5 số loài có vú trên Trái Đất.

Các nhà nghiên cứu khác tham gia vào bài báo bao gồm Sharon Swartz, giáo sư sinh vật học; Tatjana Hubel, nhà nghiên cứu bậc sau tiến sĩ, và Joseph Bahlman, một nghiên cứu sinh. John Ratcliffe, nhà sinh vật học thuộc Đại học Nam Đan Mạch, và Thomas Kunz, nhà sinh vật học thuộc Đại học Bonston, cũng đóng góp vào bài báo. Nghiên cứu nhận tài trợ từ Qũy khoa học quốc gia Hoa Kỳ, Văn phòng nghiên cứu khoa học không quân HOa Kỳ, Sigma Xi Hoa Kỳ, Hội đồng nghiên cứu khoa học tự nhiên Canada, và Hội đồng nghiên cứu khoa học tự nhiên Đan Mạch.

Tham khảo:
Daniel K. Riskin, Joseph W. Bahlman, Tatjana Y. Hubel, John M. Ratcliffe, Thomas H. Kunz, and Sharon M. Swartz. Bats go head-under-heels: the biomechanics of landing on a ceiling. Journal of Experimental Biology, 2009; 212 (7): 945 DOI: 10.1242/jeb.026161

 

Theo G2V Star (ScienceDaily)