Các nhà thiên văn vừa phát hiện dải băng đầu tiên xoay quanh một ngôi sao

0
103
Tàu thăm dò Juno gửi hình ảnh đầu tiên chụp sao Mộc về Trái đất

Một kính thiên văn vừa chụp được hình ảnh một hình ảnh của dải băng xung quanh một ngôi sao trẻ – điều này có thể thay đổi toàn bộ hiểu biết của chúng ta về cách một ngôi sao hình thành.

Một kính thiên văn vừa chụp được hình ảnh một hình ảnh của dải băng xung quanh một ngôi sao trẻ – điều này có thể thay đổi toàn bộ hiểu biết của chúng ta về cách một ngôi sao hình thành.

Điều kiện cực kì khắc nghiệt xung quanh các ngôi sao trẻ thường khiến cho nước chuyển thẳng từ thể khí sang thể rắn, bỏ qua giai đoạn lỏng hoàn toàn. Nơi mà sự biến đổi này xảy ra gọi là dải băng. Dải băng này nhìn thấy được vì ngôi sao trẻ V883 Orionis phát ra các tia lửa đẩy hơi nước ra quỹ đạo xung quanh nó, nơi mà các hành tinh sẽ hình thành. Điều này giúp kính thiên văn Atacama Large Millimeter/submillimeter Array (ALMA) có thể nhìn thấy dải băng.

Hiện tượng này có thể đem lại thêm hiểu biết về cách các hành tinh hình thành. Các nhà nghiên cứu tại ESO nói rằng họ nghi ngờ rằng vị trí của một hành tinh đang hình thành tại dải băng quyết định tính chất của hành tinh khi hình thành xong. Nếu hành tinh đang hình thành bên trong dải băng, nơi mà nước tồn tại dạng hơi, kết quả sẽ là một hành tinh nhiều sỏi đá như Trái Đất. Các hành tinh hình thành bên ngoài viền dải băng nơi nước tồn tại dạng rắn sẽ trở thành một quả cầu ga khổng lồ giống sao Mộc.

Sau khi đã quan sát được dải băng hoạt động, các nhà khoa học hi vọng sẽ giải thích được vai trò của nó trong sự phát triển của các hành tinh.

 

Theo genK.vn