Nhiều quốc gia như các đảo quốc nhỏ thuộc Thái Bình Dương, các nước giàu mạnh hay đang phát triển đã phối hợp với nhau để yêu cầu việc rút ra khỏi thị trường chất HCFC-22, một hydrochlorofluorocarbure gây nguy hại cho lớp ozone ở tầng bình lưu.
Đề nghị này do các nước Mỹ, Argentina, Brazil, Mauritania, Liên bang Micronesia, đảo Maurice, Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Palau đưa ra và sẽ được thảo luận vào tháng 9 tới tại một hội nghị quốc tế tổ chức ở Montreal (Canada), đánh dấu 20 năm ngày ký kết Nghị định thư về các chất làm suy giảm tầng ozone.
Hệ thống điều hòa không khí ở Trung Quốc |
Năm 1987, các bên ký kết Nghị định thư Montreal đã không lường trước sự bùng nổ về kinh tế ở châu Á và việc gia tăng sản xuất các hệ thống điều hòa không khí ở Trung Quốc và Ấn Độ. Giá máy móc hạ và hệ thống điều hòa không khí ngày càng được các tầng lớp trung bình ở các nước mới phát triển sử dụng nhiều. Kết quả là trong mấy năm gần đây, việc tiêu thụ HCF-22 đã tăng mỗi năm hơn 30% tại Ấn Độ và Trung Quốc.
Sự phát triển về kinh tế hiện nay gây nguy hại đến sự hồi phục của tầng ozone. Theo đánh giá của Tổ chức khí tượng thế giới, việc hồi phục này sẽ kéo dài lâu hơn so với dự kiến.
HCF-22 vừa là một chất gây hại đến tầng ozone vừa là một chất khí gây hiệu ứng nhà kính. Nó gây nguy cơ tiềm ẩn hiện tượng khí hậu nóng dần cao gấp 100 đến 600 lần so với chất dioxide carbon.
T.Đ
Theo Sciences & Avenir, Đài TH Tp. Hồ Chí Minh