Các “siêu thực phẩm” giúp bà bầu tăng khả năng trao đổi chất (P.2)

0
122
Các thực phẩm giúp bà bầu tăng khả năng trao đổi chất (P.2)
Trao đổi chất hay còn gọi là quá trình đồng hóa xảy ra khi chúng ta hấp thu thức ăn vào cơ thể, biến thức ăn thành nguồn dinh dưỡng duy trì sức khỏe. Quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra tốt sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh để chống chọi bệnh tật và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đối với bà bầu, trao đổi chất càng trở nên quan trọng để đảm bảo rằng thai nhi có thể nhận được dinh dưỡng từ cơ thể mẹ. Đó là lý do tại sao phụ nữ cần bổ sung các thực phẩm tăng khả năng trao đổi chất trong thời kỳ mang thai. Dưới đây là top những thực phẩm lành mạnh nhất giúp cơ thể trao đổi chất.
Các “siêu thực phẩm” giúp bà bầu tăng khả năng trao đổi chất (P.1)
Khoai lang
Khoai lang có hàm lượng beta-carotene cao tương đương với cà rốt. Mỗi củ khoai lang trung bình chứa khoảng 90 calo với rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Riêng beta-carotene trong khoai lang có thể giúp cơ thể chống lại bệnh ung thư, bệnh tim, hen suyễn và viêm khớp dạng thấp. Thịt khoai lang màu vàng chứa carotenoids giúp thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể, ổn định đường huyết và giảm kháng insulin.
Các thực phẩm giúp bà bầu tăng khả năng trao đổi chất (P.2)
Măng tây
Măng tây rất dễ nấu và là một món ăn tốt cho phụ nữ có thai. Vitamin A, C và K trong măng tây rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, loại rau này còn chứa inulin carbohydrate giúp thúc đẩy sự tăng trưởng và các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Đặc biệt, phụ nữ có thai còn rất hấp thụ được lượng chất sắt lớn có trong măng tây, giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh.
Tỏi
Tỏi là một trong những gia vị, thảo mộc và vị thuốc có lịch sử sử dụng lâu nhất của loài người. Các nhà nghiên cứu đã biết đến công dụng của tỏi từ hàng chục thế kỷ trước trong việc ngăn ngừa và điều trị các vấn đề sức khỏe. Trong đó, tỏi được chứng minh có thể làm giảm cholesterol, diệt khuẩn, thúc đẩy hệ miễn dịch, giảm đường huyết, giảm nguy cơ mắc các bệnh về ung thư và làm tăng trao đổi chất, cũng như chuyển hóa năng lượng trong cơ thể. Các bằng chứng còn chỉ ra rằng tỏi có thể đẩy lùi bệnh hen suyễn, giảm nhiễm trùng tai và nuôi dưỡng các tế bào khỏe mạnh.
Mùi tây
Mùi tây chứa các hợp chất giúp thanh lọc máu và đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Loại gia vị này cũng chứa rất nhiều vitamin C, vitamin A, vitamin K, Iốt và sắt. Trên thực tế, rau mùi tây có hàm lượng vitamin C cao hơn cam, quýt và giúp điều trị viêm sưng hiệu quả. Mùi tây cũng chứa rất nhiều chất flavonoild, một chất tăng trao đổi chất, chống oxy hóa và giúp ngăn ngừa các gốc tự do.
Các 'siêu thực phẩm' giúp bà bầu tăng khả năng trao đổi chất (P.2)
Rong biển
Rong biển chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất thiết yêu cho cơ thể. Các chất khoáng này tồn tại dưới dạng keo giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ hơn. Cụ thể, rong biển chứa 48% protein, giàu chất xơ hòa tan và không hòa tan. Rong biển nâu chứa axit alginic giúp loại bỏ kim loại nặng và chất đồng vị phóng xạ từ đường tiêu hóa. Rong biển chứa rất nhiều kali, canxi, natri, sắt và clorua. Chúng cung cấp khoảng 56% khoáng chất và các vi khoáng chất khác thiết yếu cho cơ thể.
Rau mầm, thực vật nhỏ
Các loại rau mầm và thực vật nhỏ như tảo, rong tiểu cầu, cỏ lúa mỳ, có lúa mạch chứa nhiều vitamin và khoáng chất hơn cải xoăn và bông cải xanh. 2 trong số các phytochemical (tên chung để chỉ các dưỡng chất từ thực vật có lợi cho sức khỏe) quan trọng có trong các loại thực vật này là lycopene và chất diệp lục bên cạnh bioflavonoid, protein, axit amino, axit béo, enzyme, chất xơ… Các chất này kết hợp với nhau giúp thanh lọc cơ thể khỏi kim loại nặng, thuốc trừ sâu và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. 
Nguyễn Mai – Nguồn: GTS

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.