Các triệu chứng của bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em

Các triệu chứng của bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em

Suy dinh dưỡng là tình trạng trẻ em ngừng phát triển do thiếu dinh dưỡng. Nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển về tâm thần cũng như trí não của trẻ. Vì vậy các bâc cha mẹ phải có sự hiểu biết nhất định về các triệu chứng của bệnh suy dinh dưỡng để có những phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp.

Cha mẹ cần chú ý đến dinh dưỡng của trẻ để trẻ không bị suy dinh dưỡng

Giai đoạn 1

Trong thời gian đầu, khi trẻ chỉ bị suy dinh dưỡng hạng nhẹ thì dấu hiệu chỉ là bé bị sụt cân hoặc ăn uống đầy đủ mà vẫn không thể tăng cân.

Giai đoạn 2

Khi trẻ bị suy dinh dưỡng ở giai đoạn 2 thì thể trạng của bé đã có sự thay đổi. Trẻ thường hay quấy khóc, không ăn, ngủ ít và đặc biệt hoạt động chậm, lười vận động, đi đứng. Ở giai đoạn này, trẻ có thể mắc phải suy dinh dưỡng ở thể phù, thể teo đét hoặc hỗn hợp.

Thể phù hay còn có tên gọi là Kwashiokor. Các triệu chứng của thể này mà trẻ có thể mắc phải là trẻ bị phù trắng, mềm toàn thân, rối loạn sắc tố da, thiếu máu, chậm phát triển tâm thần, vận động, còi xương, thiếu vitamin D, vitamin A. Nguyên nhân là do trẻ chỉ được nuôi bằng tinh bột mà không được cung cấp các chất dinh dưỡng khác phục vụ cho quá trình hoạt động của cơ thể. Điều này có thể dẫn đến các cơ quan trong cơ thể bé dần trở nên suy kiệt, thoái hóa.

Thể teo đét: Đây là trường hợp trẻ bị thiếu dinh dưỡng toàn bộ, các bắp thịt bị teo tóp, vẻ ngoài ốm yêu, gầy gò. Nguyên nhân cũng là do thiếu các chất dinh dưỡng cho cơ thể như ở thể phù nhưng với mức độ nhẹ hơn, các cơ quan không bị suy kiệt nặng như ở thể phù

Thể hỗn hợp: Là trường hợp của trẻ bị thể phù sau khi điều trị chuyển sang thể teo đét nhưng gan vẫn bị thoái hóa mỡ.