Nếu bạn lên lịch cho cuộc sống, chẳng hạn gửi thiệp sinh nhật, hay buổi họp phụ huynh cho con, thì một điều bạn còn phải lưu tâm hơn nữa, đó là lập kế hoạch cho việc khám sức khỏe của mình. Dưới đây là danh sách những xét nghiệm cần có nếu bạn đã ở tuổi 30.
-
1
Huyết áp
Bạn nên kiểm tra huyết áp ít nhất 2 năm một lần nếu chỉ số là bình thường, và ít nhất mỗi năm một lần nếu nó bất thường. Huyết áp cao có thể dẫn tới bệnh tim, suy thận, hoặc đột quỵ, vì thế hãy lưu ý dùng thiết bị đo này.
-
2
Cholesterol
Cholesterol cao là yếu tố nguy cơ cho bệnh tim mạch và cách duy nhất phát hiện ra nó là xét nghiệm. Nếu bạn có LDL hay cholesterol “xấu” cao hơn 130, bạn nên kiểm tra lại định kỳ hàng năm. Nếu nó thấp hơn, bạn có thể đợi 5 năm sau mới cần kiểm tra lại.
-
3
Xét nghiệm tuyến giáp
Tuyến giáp kém hoạt động (thấy được qua xét nghiệm máu) có thể dẫn tới tăng cân; trong khi tuyến giáp hoạt động quá mức có thể chỉ báo cho một bệnh tự miễn dịch. Hãy xét nghiệm rối loạn tuyến giáp ở tuổi 35, hoặc trẻ hơn nếu bạn có các triệu chứng giống như những thay đổi không giải thích được về tâm lý, cân nặng, thói quen ngủ và hàm lượng cholesterol. Hãy hỏi bác sĩ bạn nên kiểm tra lại ở đâu.
-
4
Tầm soát ung thư da
U sắc tố và các dạng ung thư da khác không chỉ là mối đe dọa riêng cho những người thích sử dụng giường sưởi nắng. Người có nước da trắng có nguy cơ ung thư da cao hơn người da sẫm. Người từng bị cháy nắng trước tuổi 18 và người từng có người thân mắc bệnh u sắc tố cũng có nguy cơ bị ung thư da cao hơn.
Hãy tự kiểm tra mỗi tháng để xem có nốt ruồi nào biến dạng, to ra hoặc có gờ không đều đặn hoặc đổi màu. Báo với bác sĩ nếu các nốt ruồi hoặc vùng da thay đổi màu, to ra hoặc chảy máu. Nên khám bác sĩ da liễu hàng năm để kiểm tra toàn cơ thể.
-
5
Làm xét nghiệm cổ tử cung
Xét nghiệm này để phát hiện viêm nhiễm cổ tử cung và các tế bào bất thường có thể là dấu hiệu ung thư cổ tử cung. Hướng dẫn mới của Mỹ cho rằng phụ nữ ngoài 30 tuổi nếu có kết quả xét nghiệm 3 năm liên tiếp là “bình thường” thì có thể kéo dài thời gian giữa các lần xét nghiệm lên 3 năm.
-
6
Hàm lượng sắt
Nguyên tố này giúp vận chuyển oxy trong cơ thhể, và loại bỏ “rác” khỏi các tế bào. Nếu bạn không nhận đủ 18 miligram mỗi ngày, cơ thể bạn khó mà vận hành bình thường, và bạn có thể cảm thấy kiệt sức; hàm lượng sắt thấp trong chế độ ăn có thể gây ra thiếu máu mãn tính. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, hãy đề nghị làm xét nghiệm máu đơn giản để xem bạn có cần uống viên bổ sung sắt không.
-
7
Xét nghiệm HPV
Loại xét nghiệm virus này được dùng cho phụ nữ ngoài 30 để phát hiện bệnh lây qua đường tình dục có thể gây ung thư cổ tử cung. Nó được thực hiện trên cùng mẫu lấy để làm xét nghiệm cổ tử cung. Vì thế, khi xét nghiệm cổ tử cung lần tới, hãy đề nghị làm luôn xét nghiệm HPV cùng lúc.
-
8
Tự kiểm tra vú
Từng có ý kiến cho rằng tự kiểm tra vú là không cần thiết. Nhưng nhiều chuyên gia vẫn cho rằng nếu không kiểm tra, thì một khối cục bị ung thư hóa có thể bị phát hiện ở giai đoạn muộn hơn nhiều. Hãy kiểm tra đều đặn hàng tháng, ngay sau ngày hết kinh, để theo dõi có sự thay đổi nào không.
-
9
Tự kiểm tra vú
Từng có ý kiến cho rằng tự kiểm tra vú là không cần thiết. Nhưng nhiều chuyên gia vẫn cho rằng nếu không kiểm tra, thì một khối cục bị ung thư hóa có thể bị phát hiện ở giai đoạn muộn hơn nhiều. Hãy kiểm tra đều đặn hàng tháng, ngay sau ngày hết kinh, để theo dõi có sự thay đổi nào không.
-
10
Tầm soát bệnh lây qua đường tình dục
Nếu bạn có nhiều bạn tình, hoặc một bạn tình mới, hãy đi kiểm tra định kỳ để tầm soát bệnh lậu, Chlamydia và các bệnh hoa liễu khác có thể gây ra viêm khung xương chậu.