Tháng 10/2008 Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) tiếp tục tăng gấp đôi liều khuyến cáo cho trẻ em lên thành 400 IU mỗi ngày bắt đầu từ khi mới sinh. Trong một báo cáo công bố tháng 11/2010 Viện Y học (thuộc Viện hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ) đã khuyến nghị tăng gấp 3 lần liều vitamin D bổ sung cho trẻ em và người lớn lên thành 600 IU/ngày.
Liều lượng
Trẻ em
Theo khuyến cáo của Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ:
– Trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc bú mẹ một phần (uống kèm sữa công thức) cần được bổ sung vitamin D liều 400 IU mỗi ngày, bắt đầu vài ngày sau khi sinh.
– Ngừng dùng vitamin D khi bé đã cai sữa và uống mỗi ngày 1 lít sữa có bổ sung vitamin D (sữa công thức với trẻ < 12 tháng hoặc sữa bò với trẻ >12 tháng). Nếu bé uống ít hơn 1 lít sữa mỗi ngày thì vẫn cần bổ sung 400 IU vitamin D/ngày. Tiếp tục cho uống vitamin D tới khi bé uống đủ 1 lít sữa giàu Vitamin D mỗi ngày.
Lượng vitamin D cần bổ sung mỗi ngày
Bú mẹ hoàn toàn
Bú mẹ + Sữa công thức
Sữa công thức/sữa bò
<1 lít sữa bổ sung vitamin D/ngày
1 lít sữa bổ sung vitamin D/ngày
<1 lít sữa bổ sung vitamin D/ngày
1 lít sữa bổ sung vitamin D/ngày
400 IU
400 IU
Không bổ sung
400
Không bổ sung
– Trẻ lớn không nhận đủ 400 IU vitamin D mỗi ngày thông qua thực phẩm cũng cần được bổ sung vitmin D hàm lượng 400 IU/ngày.
– Trẻ có nguy cơ cao thiếu vitamin D như trẻ dùng một số thuốc điều trị đặc biệt hoặc bị một số bệnh mạn tính có thể cần bổ sung vitamin D liều cao hơn.
Các dạng thuốc vitamin D thường dùng cho trẻ em:
– Sterogyl (Vitamin D2 tan trong cồn, 1 giọt = 400 IU), dùng 1 giọt mỗi ngày.
– Infadin (Vitamin D2 tan trong dầu, 1 giọt = 800 IU), dùng 1 giọt mỗi ngày hoặc cách ngày.
– Vitamin D3 B.O.N (Vitamin D3 dạng dầu, 200.000 IU/1ml/ống), dùng 1 ống mỗi 6 tháng (có thể tăng 2 ống mỗi 6 tháng nếu trẻ ít tiếp xúc với ánh sáng hoặc da sẫm màu).
Người lớn
Theo khuyến cáo của Viện Y học Hoa Kỳ, cần bổ sung 600 IU vitamin D mỗi ngày cho người 19-70 tuổi và bổ sung 800 IU mỗi ngày cho người trên 70 tuổi.
Ngộ độc vitamin D
Ngộ độc vitamin D là tình trạng rất hiếm gặp nhưng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, xuất hiện khi hàm lượng vitamin D trong cơ thể quá cao (hàm lượng 25-hydroxy vitamin D trong máu liên tục > 200 ng/ml được coi là có tiềm năng gây độc). Nguyên nhân thường là do bổ sung vitamin D liều quá lớn, không phải do chế độ ăn hay do tiếp xúc với ánh nắng. Cơ thể có khả năng điều hòa lượng vitamin D được tổng hợp nhờ tia cực tím và các thực phẩm thường không chứa quá nhiều vitamin D.
Hậu quả chính của ngộ độc vitamin D là làm tăng canxi máu, dẫn tới chán ăn, buồn nôn và nôn. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, tiểu tiện thường xuyên. Canxi máu cao có thể gây vôi hóa mạch máu và mô, làm tổn thương tim, các mạch máu và thận. Nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung cả canxi (1.000 mg/ngày) và vitamin D (400 IU) ở phụ nữ tiền mãn kinh làm tăng 17% nguy cơ sỏi thận trong vòng 7 năm.
Điều trị chứng ngộ độc vitamin D bao gồm ngừng ngay việc dùng vitamin D liều cao, ngừng bổ sung canxi, duy trì khẩu phần ăn ít canxi, uống nhiều nước hoặc truyền dịch. Bác sĩ có thể chỉ định dùng corticosteroid hoặc thuốc lợi tiểu tăng thải canxi để làm giảm nồng độ canxi huyết thanh.
Trường hợp ngộ độc vitamin D cấp, được phát hiện ngay sau khi bệnh nhân vừa uống vitamin D liều cao, bác sĩ có thể tiến hành gây nôn, rửa dạ dày để ngăn chặn vitamin D tiếp tục hấp thu vào cơ thể.
PV
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.