“Tôi tư duy, tôi tồn tại” giờ không còn là độc quyền của con người nữa, mà còn là của cả các tòa nhà tương lai. Vậy nên biết đâu khẩu hiệu mới có thể sẽ trở thành: “Nhà tư duy, nhà được…đấu thầu”.
Theo truyền thống, những cuộc đối thoại về cơ sở hạ tầng thường tập trung vào việc cải thiện ba cái chuyện đường xá cầu cống. Tuy nhiên hiện nay vấn đề thiết yếu này xuất hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau – cả ở không gian vật lý cũng như không gian ảo. Thời đại mà việc xây dựng chỉ là vấn đề thuần túy về thép hay bê tông có thể nói là đã qua từ lâu, người ta giờ quan tâm đến nhiều thứ khác nữa như hệ thống năng lượng, viễn thông, các công xưởng thông minh, và đặc biệt là các tòa nhà có khả năng cấp quyền cho Hệ thống vạn vật kết nối Internet (Internet of Things- IoT).
Tất cả những điều trên dần giúp hé lộ một thế giới của một thế hệ tự động hóa tiếp theo. Từ robot đứng dây chuyền sản xuất cho đến xe hơi không người lái, nó đã và đang chuyển hóa các mô hình kinh doanh hiện đại, lối sống và cơ sở hạ tầng của xã hội chúng ta. Và một phần của ý tưởng về cơ sở hạ tầng thông minh còn là việc kết nối các tòa nhà với nhau với tác dụng đòn bẩy cho dữ liệu lớn nhằm tăng cường khả năng dự đoán và tiết kiệm năng lượng.
Vậy các tòa nhà trở nên thông minh hơn như thế nào?
Siemens có thể nói là tập đoàn đứng ở nơi tiền tuyến của công cuộc số hóa các tòa nhà cho khác hàng ở Hoa Kỳ. Sự tinh thông về tự động hóa cùng khả năng công nghệ cho phép họ kết nối nhiều hệ thống công trình với nhau thành một hệ thống quản lý công trình hợp nhất (IBMS), giúp điều khiển và kiểm soát những thứ như ánh sáng, sưởi, phòng cháy và an ninh.
IBMS có thể nói chính là “bộ não tư duy” của các tòa nhà.
IBMS có thể nói chính là “bộ não tư duy” của các tòa nhà. Sử dụng nền tảng điện toán đám mây, nó tập hợp lại một lượng dữ liệu đáng kể về tòa nhà, và phối hợp chúng với thậm chí còn nhiều dữ liệu hơn về hành vi của chủ nhân, để tăng cường hiệu năng, đồng thời giảm thời gian chết và chi phí nhân công.
Siemens ngoài ra cũng phát triển khái niệm về Giải pháp Cơ sở Hạ tầng Thông minh, hay “I2S”, vốn là hướng tiếp cận lấy trung tâm là khách hàng được xây dựng dựa trên ba thành tố chính: IBMS (“bộ não”), Phân tích Cấp Cao (với Nền tảng Điều hướng), và Dịch vụ Số.
Khả năng Phân tích Cấp Cao sẽ giám sát sự tiêu thụ năng lượng, hiệu suất hệ thống, nguồn cung năng lượng, và nhiều thành tố khác giúp tối ưu hóa hiệu suất của tòa nhà.
Dịch vụ Số là nơi các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao ở Siemens làm việc với khách hàng để quyết định ứng dụng một gói giải pháp, dịch vụ và dữ liệu phù hợp với nhu cầu của họ.
Thời của công nghệ tự động hóa
Trong khi các công nghệ xây dựng đã xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta được một thời gian, thì chúng lại được sử dụng thành công theo những cách khác nhau. Ngày nay, chúng có thể giúp ta có một cái nhìn khái quát về tương lai, khi cho phép chúng ta dự đoán các yêu cầu bảo quản. Các quản lý tòa nhà ngoài ra cũng có khả năng làm việc ở hai nơi một lúc, nhờ các hệ thống truy cập xa trong thời gian thực
Hạt San Bernardino ở California thừa nhận giải pháp này từ Siemens là cực kì hữu dụng với họ, khi mà danh sách vốn đầu tư bất động sản ở đây cực kì phổ biến, bao phủ một vùng rộng lớn trên 20.000 dặm vuông. Trong chỉ ba năm đầu tiên thôi, nó đã tiết kiệm 405.800 USD nhờ việc giảm chi phí đi lại và sự quá giờ, cộng với hiệu năng điều hành.
Bước chuyển tiếp theo sẽ giúp các chủ công trình và quản lý tránh xa khỏi tâm lý phản ứng và phòng ngừa, và tiến gần hơn đến tâm lý tiên phong và dự đoán. Ví dụ gói Phân tích Nâng cao sẽ có thể tiên liệu trước và tự động đặt nhiệt độ phòng lý tưởng, dựa trên dữ liệu thời tiết và lịch. Cuối cùng thì căn nhà có thể sẽ biết bạn cần gì trước cả khi bạn biết là bạn cần điều đó, giúp tiết kiệm tiền và xa hơn, chiến đấu với biến đổi khí hậu – bằng cách riêng của nó.
Ý tưởng về các tòa nhà tự trị một thời từng có vẻ quá xa xôi. Tuy nhiên với những cải tiến công nghệ hiện đại, nó đang tiến gần đến hiện thực hơn bao giờ hết
Theo Trí Thức Trẻ