1. Tư thế cho trẻ bú
Đỡ trẻ để bé hoàn toàn hướng mặt về phía bạn. Nâng cằm bé chạm vào ngực, mũi không bị chặn, và đầu hơi ngả về sau.
Áp cằm bé vào ngực và chà xát môi trên và mũi bằng núm vú để khuyến khích trẻ mở rộng miệng.
Khi trẻ đã mở rộng miệng, hướng núm vú về vòm miệng. Bé sẽ ngậm núm và phần lớn nhũ hoa (phần sẫm màu quanh núm vú) trong miệng. Phần nhũ hoa lộ ra bên trên miệng sẽ nhiều hơn bên dưới miệng.
Cho trẻ bú đúng cách sẽ đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ (Ảnh minh họa – Nguồn: Internet)
Mẹ nên nghĩ về cảm giác khi trẻ bắt đầu bú. Nếu cảm thấy đau, hãy nhẹ nhàng kéo trẻ lại sát hơn hoặc đưa trẻ ra cho phù hợp. Trẻ sẽ lấy sữa nhờ sự kết hợp của động tác mút và tạo áp suất ngậm trong miệng. Bạn cũng có thể thấy cảm giác ngứa ran, khi sữa bắt đầu chảy bạn sẽ thấy động tác mút/nuốt của trẻ nhịp nhàng hơn.
Kết thúc quá trình cho bú: Thông thường, trẻ sẽ tự ngưng bú và nhả ra. Nếu muốn ngưng cho trẻ bú, mẹ có thể nhẹ nhàng thò ngón út vào khóe miệng bé để làm ngưng động tác mút của bé. Bé sẽ sớm cho bạn biết là mình còn đói hay không.
2. Thời gian cho trẻ bú
Nên cho bé bú ít nhất từ 20 – 30 phút để bé nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ một cách đầy đủ. Các mẹ cũng nên biết khi bé bú 5 phút đầu tiên giúp bé đỡ khát, sữa lúc này chứa nhiều nước; 5 phút sau giúp bé đỡ bị đói, sữa lúc này chứa nhiều vitamin và khoáng chất cùng các chất dinh dưỡng cần thiết; tiếp thời gian sau đó là lượng sữa có chứa protein, chất béo, canxi giúp bé lớn nhanh.
Mẹ nên cho bé bú đủ thời gian quy định, nếu không bé sẽ bỏ lỡ mất lượng dinh dưỡng trong sữa mẹ. Thông thường sữa mẹ mỗi lần về đủ cho bé bú 45 phút, nếu bé mút quá 45 phút mà vẫn khó chịu, càu nhàu chứng tỏ lượng sữa mẹ không nhiều và chưa đủ no cho bé.
Nếu vậy bạn nên có các biện pháp kích thích sữa mẹ nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu của bé.
3. Vệ sinh sau khi cho bú
Cho con bú xong mẹ nên rửa vú mẹ bằng nước muối loãng để diệt khuẩn và giảm thiểu nguy cơ bị “đứt cổ gà”, Vệ sinh sạch sẽ cũng giúp cho mẹ không lo tắc sữa hoặc viêm nhiễm. Cùng với việc vệ sinh sạch bà mẹ luôn xử lý lượng sữa thừa còn trong bầu vú để em bé luôn được bú sữa mới và an toàn.
Quan trọng hơn hết, mẹ hãy giữ tâm trạng tự tin và thoải mái khi cho trẻ bú, vì đây chính là khoảng thời gian đáng trân trọng để gần gũi và tăng thêm tình cảm gắn kết với bé.