Bước 1: Lấy điện thoại ra khỏi nước nhanh nhất có thể
Vớt ngay điện thoại ra khỏi nước để tránh bị ngấm nước quá nhiều |
Dù điện thoại được che chắn bằng nắp lưng hay kính cường lực thì nước vẫn có thể nhanh chóng thấm qua các thành phần hở như jack tai nghe, micro, loa… Vì vậy hãy ngay lập tức vớt smartphone ra, vì để càng lâu cơ hội “sống sót” càng thấp. Có một lưu ý nhỏ là nếu điện thoại của bạn rơi vào nước khi đang sạc thì hãy ngắt nguồn điện dẫn vào máy trước khi vớt lên đề phòng điện giật thông qua môi trường nước.
Bước 2: Tắt hoàn toàn thiết bị
Thấm sạch nước cho điện thoại |
Ngay sau khi mang được chiếc điện thoại ra khỏi nước, nhanh chóng dùng khăn giấy hoặc vải mềm thấm nước đặt điện thoại lên. Nhanh chóng tắt nguồn, tháo rời nắp lưng và pin. Đây là bước rất quan trọng vì nếu máy vẫn hoạt động khi ngấm nước có thể gây chập mạch, cháy nổ.
Bước 3: Tháo rời SIM, thẻ nhớ, miếng dán màn hình, các phụ kiện gắn vào điện thoại
Tháo rời tất cả các bộ phận của chiếc điện thoại |
Gỡ tất cả các cổng che tai nghe, chân nối ra để dễ dàng làm khô và đảm bảo nước không còn đọng bên trong cách cổng này. Cố gắn làm khô các bộ phận hở của máy như jack tai nghe, chân SIM, khe thẻ nhớ,… càng nhanh càng tốt. Trong quá trình này không nên rung, lắc điện thoại quá nhiều sẽ khiến nước bị đẩy vào bên trong nhanh hơn.
Bước 4: Hút ẩm ra khỏi thiết bị
Cách nhanh nhất là sử dụng một máy hút bụi mini để hút nước ra khỏi thiết bị. Đặt máy hút ở chế độ tối đa và từ từ di chuyển đến các phần cần làm khô. Trong trường hợp bạn vớt điện thoại ngay lập tức khi nó vừa chạm nước thì chỉ cần hong khô khoảng 30p, nhưng khuyến cáo là mỗi phần như vậy hong ít nhất khoảng 20p để đảm bảo rằng không còn nước lưu lại trên vi mạch.
Hút ẩm bằng cách dùng máy hút bụi mini hoặc đặt điện thoại trong thùng gạo |
Nếu không có máy hút bụi mini, bạn có thể dùng các gói chống ẩm hoặc đặt điện thoại trong môi trường khô ráo (như thùng gạo…) trong ít nhất 24 giờ. Sau đó, chuẩn bị sẵn một tờ giấy quì thử độ ẩm hoặc một miếng giấy ăn mỏng nào đó, lấy thiết bị khỏi hũ gạo và đặt lên xem giấy quì có đổi màu hay không, nếu có thì tiếp tục làm lại bước 4.
Bước 5: Lắp ráp và khởi động
Khi đã chắc chắn điện thoại của mình đã khô, dùng tăm bông lau sạch lại các chân kết nối, khe SIM, thẻ nhớ…và tiến hành lắp ráp máy lại. Để ý kỹ xem điện thoại của mình có gì bất thường (như rung, lắc, nhòe, mờ…) hay không.
Khởi động lại máy và… chờ vận may của bạn |
– Nếu máy đã hoàn toàn khô mà vẫn không lên, bạn hãy thử bỏ pin ra và cắm máy trực tiếp với sạc, nếu máy hoạt động thì nhiều khả năng viên pin đã bị hỏng.
– Nếu máy khởi động được nhưng gặp một số lỗi như loạn cảm ứng, mất tiếng…thì có thể vẫn còn nước lưu lại ở đâu đó trong thiết bị. Lập tức tắt nguồn và thực hiện lại từ bước 3.
– Nếu cắm sạc máy vẫn không lên, hãy mang máy ra trung tâm bảo hành ngay lập tức.
Trên đây là những điều hết sức cơ bản nhưng hữu ích trong việc chú dế của bạn có được cứu sống hay không. Sau tất cả các bước, lời khuyên cho bạn là vẫn nên mang điện thoại ra trung tâm bảo hành để kiểm tra lại xem có vấn đề gì hay không.
Chuột khổng lồ tắm suối nước nóng gây sốt cộng đồng mạng
(Khám phá) – Cư dân mạng Trung Quốc đang “phát sốt” vì độ đáng yêu của những chú chuột khổng lồ khi được quản lý vườn thú Nhật Bản cho đi tắm suối nước nóng. |
Những hoàng hậu, công chúa xinh đẹp nhất thế giới 100 năm trước
(Khám phá) – Cùng quay ngược lại 100 năm trước, tìm hiểu trong số những hoàng hậu, công chúa tại các nước, ai là người xinh đẹp nhất. |
Vì sao người xưa không bao giờ cười khi chụp ảnh?
(Khám phá) – Tất cả những tấm hình xưa đều có một đặc điểm chung: nhân vật luôn giữ bộ mặt nghiêm nghị “cau có” và đặc biệt chẳng bao giờ cười. |
Cung đường hoa anh đào đẹp mê ly ven biển Vũng Tàu
(Khám phá) – Một bên là biển xanh rì rào, một bên là những tán hoa anh đào phơn phớt hồng tạo thành vòm phía trên đầu. |
Nguồn: Huyền Trang (t/h)/Theo Khỏe & Đẹp
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.