Đôi khi bạn không làm chủ được mình chỉ đơn giản là do bạn không tìm được sự bình yên trong chính tâm hồn mình trước những sóng gió của cuộc đời vạn biến.
Đôi khi bạn không làm chủ được mình chỉ đơn giản là do bạn không tìm được sự bình yên trong chính tâm hồn mình trước những sóng gió của cuộc đời vạn biến.
Dưới đây là những bí quyết đã được các nhà tâm lý học và khoa học chứng minh là có sức mạnh để vực dậy tâm lý của bạn, giúp chúng trở nên nhẹ nhõm, thư thái và vui vẻ.
1. Đừng quá khắc nghiệt với bản thân
Chúng ta có thói quen hay gây áp lực lên bản thân chính mình. Hướng đến những điều tốt đẹp hoàn hảo không có gì sai trái, nhưng lúc này hay lúc khác, bạn cần ngồi xuống, xem xét lại và hài lòng với những gì mình đang có.
Hãy vui vẻ lên vì “khóc cũng phải sống mà vui cũng phải sống”. Sao không lựa chọn vui mà sống |
Khi chán nản, hãy thử nghĩ đến những thứ trong cuộc sống mà bạn hàm ơn, tập trung vào những gì bạn có, quên đi những thứ không thuộc về bạn. Hãy nhớ một điều, hạnh phúc là một lựa chọn. Bạn có thể chọn cách ủ ê, chán nản, hoặc bạn có thể chọn lấy hạnh phúc của riêng mình.
2. Thả lỏng
Tập thả lỏng cơ thể trong thời khắc cảm thấy căng thẳng và mất kiểm soát nhất, sẽ khiến bạn học được thói quen điều tiết cảm xúc. Bạn có thể mát xa nhẹ nhàng hai bên thái dương, phần đầu và phần cơ thể khiến bạn có cảm giác đau nhức, uể oải, kèm theo một trí tưởng tượng rằng bạn đang ở hồ bơi, một bãi biển, một con đường quê thanh bình hay một nơi nghỉ dưỡng tuyệt vời nhất bạn đã từng đi qua.
3. Viết ra cảm xúc của mình
Bạn đã từng nghe ai khuyên :”Nếu như rất giận một ai đó, hãy viết thư cho họ nhưng đừng gửi đi” chưa? Nghe thì có vẻ như là một hành động phí hoài thời gian, nhưng khoa học lại tiết lộ rằng, ghi lại cảm xúc của bạn là cách tuyệt vời để thanh lọc suy nghĩ, giải quyết vấn đề, xua tan cơn stress cực kỳ hiệu quả.
4. Nín lặng
Khi sự mất bình tĩnh xuất phát từ sự tức giận, hãy học cách nín lặng. Bởi, người thầy vĩ đại nhất trong cuộc đời ta là chính ta. Do đó, đứng trước những căng thẳng, tức giận, bạn nên nín lặng lắng nghe, xem xét, tự nhìn nhận lại mình, đừng vội vàng nổi giận, tìm mọi cách để trả thù. Từ đó có một cái nhìn quán chiếu từ tâm về chính mình, để dễ dàng tinh chỉnh, sửa đổi những điểm chưa thực sự tốt, để trở thành một người hoàn hảo nhất có thể.
Lấy lại năng lượng cuộc sống |
5. Đến một nơi yên tĩnh
Hãy thử đến một nơi yên tĩnh, có thể trở về nhà, ở bên cạnh ba mẹ, gia đình, người thân, ăn một bữa cơm ấm cúng, để tạo cho trí não cảm giác thoải mái, dễ chịu, gạt bỏ mọi căng thẳng, áp lực, mệt mỏi. Bỏ lại tất cả khó khăn ở ngoài cửa, bước vào một không khí bình yên, và chắc chắn bạn sẽ tìm lại được cảm giác an lạc trong tâm hồn, lấy lại năng lượng, sẵn sàng tiếp tục chiến đấu với những thử thách trước mắt.
6. Dịch chuyển
Một trong những cách tốt nhất để rũ bỏ những phiền não trong ngày đó là vận động cơ thể. Đi bộ, chạy xe đạp, tập gym.. Đừng chỉ nằm ườn trên giường và cảm thấy thương thay cho bản thân. Đứng lên, dịch chuyển, và giải quyết hết mọi suy nghĩ tiêu cực.
7. Chia sẻ và biết nói lời xin lỗi
Đồng thời, cũng hãy chủ động lên tiếng xin lỗi, nếu bạn cảm thấy bạn làm sai, hoặc đã để những áp lực cá nhân làm ảnh hưởng đến công việc, đồng nghiệp và mọi người xung quanh.
Trút bỏ được những điều này, tâm bạn sẽ trở nên yên bình hơn, dễ chịu và thoải mái hơn rất nhiều.
8. Chơi với động vật
Thú nuôi chính xác là những nhà trị liệu vô cùng thông minh. Chúng có thể đánh hơi thấy mỗi lúc bạn buồn. Vậy nên hãy thử dành thời gian chơi đùa với chó, mèo, thỏ, nhím, rùa.. chúng sẽ xua đi mọi căng thẳng trong bạn.
9. Mỉm cười nhiều hơn
Chẳng có gì bất ngờ khi nụ cười có thể giúp bạn vui vẻ hơn. Nhưng điều quan trọng là nụ cười đó phải thật lòng chứ không phải giả tạo. Nếu bạn giả vờ cười, bạn thậm chí còn khiến mình mất vui/buồn hơn, một nghiên cứu năm 2011 khẳng định.
10. Nghe các bài hát buồn
Hạnh phúc là cảm xúc hoàn toàn mang tính chủ quan, tuy nhiên, các nghiên cứu đã chứng minh nghe nhạc buồn là hoạt động phổ biến trên toàn cầu, có khả năng giúp vợi bớt nỗi lòng cho con người. Trong một nghiên cứu với 772 người (cả phương Đông lẫn phương Tây), các chuyên gia phát hiện thấy nghe nhạc buồn tạo ra “những hiệu ứng cảm xúc có lợi như điều hòa cảm xúc tiêu cực”.