Cách đề phòng dịch sởi, ho gà bùng phát Tết Nguyên đán

0
63
Cách đề phòng dịch sởi, ho gà bùng phát Tết Nguyên đán - 1

Những ngày Tết đang cận kề, dịch sởi và ho gà càng ngày càng bùng phát mạnh. Cùng xem cách giúp đề phòng dịch sởi và ho gà để giúp Tết của gia đình bạn được trọn vẹn nhất.

Dịch sởi có nguy cơ quay lại

Theo tình hình dịch bệnh trong đầu năm mới 2015 dự báo dịch sởi đang bùng phát trở lại và một số dịch bệnh lấy qua đường hô hấp như ho gà, cúm sẽ có khả năng tăng trong dịp Tết này.

Để phòng ngừa bệnh ho gà, bệnh sởi các chị em nên chú ý những điều sau đây:

Đối với bệnh ho gà

  • 1

    Tiêm đúng lịch, đầy đủ

    Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà (vắc xin phối hợp phòng bệnh Bạch hầu, ho gà, uốn ván – DTP hoặc vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, virut viêm gan B và Haemophilus influenzae type b – Quinvaxem) đầy đủ, đúng lịch. 

    Cách đề phòng dịch sởi, ho gà bùng phát Tết Nguyên đán - 1

  • 2

    Rửa tay bằng xà phòng

    Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng cho trẻ hàng ngày.

  • 3

    Cho trẻ nơi thông thoáng, sạch sẽ

    Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
  • 4

    Cách ly trẻ khi có dấu hiệu

    Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh ho gà trẻ phải nghỉ học, cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

    Cách đề phòng dịch sởi, ho gà bùng phát Tết Nguyên đán - 2
  • 5

    Lịch tiêm chủng

    Để giúp trẻ phòng tránh được bệnh chị em cần chú ý lịch tiêm chủng vắc xin DTP hoặc Quinvaxem cho trẻ

     Mũi thứ 1: Khi trẻ 2 tháng tuổi

     Mũi thứ 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng

     Mũi thứ 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng 

     Mũi thứ 4: Khi trẻ 18 tháng tuổi.

Đối với bệnh sởi

  • 1

    Đưa trẻ đi tiêm

    Chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc xin sởi hoặc trẻ từ 1-14 tuổi tiêm vắc xin sởi  – rubella đầy đủ và đúng lịch.

  • 2

    Bệnh dễ lây lan

    Bệnh sởi rất dễ lây, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc bệnh sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ. 
  • 3

    Giữ vệ sinh thân thể

    Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng cho trẻ hàng ngày. Đảm bảo nhà ở và nhà vệ sinh thông thoáng, sạch sẽ. Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.
  • 4

    Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ

    Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học nơi tập trung đông trẻ em cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng; thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập và phòng học bằng các chất sát khuẩn thông thường.

    Cách đề phòng dịch sởi, ho gà bùng phát Tết Nguyên đán - 3
  • 5

    Cách ly trẻ

    Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời. Không nên đưa trẻ điều trị vượt tuyến khi không cần thiết để tránh quá tải bệnh viện và lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

    Bạn có thể xem thêm các dấu hiệu cũng như cách phòng tránh, chế độ dinh dưỡng khi bé bị sởi: https://chamecuacon.com/home/benh-soi/