Nhu cầu sử dụng điều hòa ngày càng tăng trong những tháng hè cao điểm khiến cho hóa đơn tiền điện nhà bạn cao ngất ngưởng. Là một người tiêu dùng thông minh, bạn hãy áp dụng ngay các cách dùng điều hòa tiết kiệm điện nhất dưới đây nhé.
Có rất nhiều cách dùng điều hòa tiết kiệm điện tùy thuộc vào tình trạng sử dụng của điều hòa nhà bạn. Dưới đây, ChaMeCuaCon.com sẽ đưa ra các cách sử dụng điều hòa tiết kiệm điện đối với điều hòa mua mới và điều hòa cũ đang sử dụng.
Dùng điều hòa sao cho tiết kiệm?
Chú ý khi chọn mua điều hòa:
Nếu nhà bạn chuẩn bị mua điều hòa thì để tiết kiệm tiền điện hàng tháng, bạn cần cân nhắc các yếu tố sau:
-
1
Chọn đúng công suất điều hòa
Tùy vào diện tích sử dụng cũng như vị trí lắp đặt mà bạn nên chọn công suất điều hòa cho phù hợp để tiết kiệm điện.
- Thông thường thì nếu phòng có diện tích khoảng 9-15 m2 thì bạn nên chọn điều hòa có công suất 9000 BTU/h – đây là mức công suất đủ để làm mát cả phòng mà không gây lãng phí nguồn điện.
- Đối với phòng có diện tích từ 15-20 m2 thì bạn có thể chọn điều hòa có công suất lớn hơn một chút, khoảng 12.000 BTU/h.
- Với phòng có diện tích lớn từ 20-30 m2, bạn nên chọn điều hòa có công suất 24.000 BTU/h.
Sau khi xác định được mức công suất của điều hòa, bạn có thể chọn các thương hiệu điều hòa khác nhau như Samsung, Toshiba, LG, Panasonic, Daikin tùy theo mức giá tiền cho phù hợp.
Chẳng hạn với điều hòa công suất 9000 BTU/h thì có các thương hiệu Panasonic, Daikin, Mitsubishi hay Carrier với mức giá dao động từ 6-8 triệu đồng (loại thường) và khoảng 10 triệu đồng (loại inverter 1 chiều).
-
2
Vị trí lắp đặt điều hòa
Cách dùng điều hòa tiết kiệm điện đó là chọn vị trí lắp đặt điều hòa thật thích hợp. Bạn hãy lắp điều hòa ở vị trí mát mẻ, tránh xa nơi có nguồn nhiệt và hơi nước, không lắp điều hòa gần cửa hay gần chỗ nắng, không để vật cản che trước dàn lạnh điều hòa. Có như vậy, điều hòa mới khởi động và làm lạnh nhanh hơn, giúp làm giảm lượng điện tiêu thụ.
Bạn cũng cần chú ý tới khoảng cách giữa dàn lạnh với tường và đảm bảo nước ngưng chảy thuận lợi. Dàn lạnh nên lắp ở độ cao tối thiểu 2.5 m tính từ sàn nhà và cách trần ít nhất 50 mm.
Vị trí đặt giàn nóng bên ngoài cũng rất quan trọng và ảnh hưởng tới chi phí tiền điện. Bạn nên đặt giàn nóng ở nơi thông thoáng, tránh nơi có gió mạnh để giàn nóng dễ dàng tỏa nhiệt. Tốt nhất, hãy che chắn cho dàn nóng để tránh mua và nắng chiếu vào.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý tới độ cao chênh lệch giữa giàn nóng và giàn lạnh, đảm bảo không quá 5 m. Nếu đặt giàn nóng đặt cao hơn giàn lạnh thì cần lắp thêm bẫy dầu ở giữa.
Khoảng cách khi lắp đặt điều hòa
Cách dùng điều hòa tiết kiệm điện:
-
1
Không khởi động điều hòa ở nhiệt độ quá thấp
Cách sử dụng điều hòa tiết kiệm điện đó là không khởi động điều hòa ở mức nhiệt độ dưới 25 độ C vì sẽ làm tốn điện và khiến điều hòa nhanh hỏng.
Để sử dụng điều hòa tiết kiệm điện, bạn nên khởi động máy ở nhiệt độ 25 độ C và để như vậy khoảng 5-10 phút rồi mới giảm tiếp nhiệt độ nếu muốn.
-
2
Chọn nhiệt độ thích hợp
Điều hòa khi đặt ở chế độ nhiệt độ càng thấp thì càng tiêu thụ nhiều điện năng. Chính vì thế, vào mùa nắng, bạn chỉ nên điều chỉnh nhiệt độ điều hòa thấp hơn nhiệt độ môi trường khoảng 10 độ C và bật thêm quạt nếu vẫn cảm thấy nóng. Làm như vậy vừa giúp tiết kiệm điện khi sử dụng điều hòa vừa đảm bảo sức khỏe của gia đình.
Chọn nhiệt độ điều hòa thích hợp vừa giúp tiết kiệm điện vừa giúp đảm bảo sức khỏe cho gia đình
-
3
Tắt hoàn toàn điều hòa khi không sử dụng
Nhiều người vẫn nghĩ rằng chỉ cần tắt điều hòa bằng điều khiển từ xa là xong. Tuy nhiên, khi đó, máy vẫn tiêu thụ khoảng 5W/h, gây lãng phí điện năng. Tốt nhất, bạn nên ngắt hẳn aptomat để tiết kiệm tiền điện.
-
4
Điều chỉnh hướng gió hợp lý
Thông thường thì hướng gió của điều hòa sẽ thổi về một phía của căn phòng. Vì thế mà bạn sẽ cần điều chỉnh hướng thổi của điều hòa vào khu vực cần thiết như giường ngủ hay bàn ăn để tận dụng tối đa luồng gió.
Điều chỉnh hướng gió hợp lý
-
5
Vệ sinh điều hòa
Sau 9-10 tháng sử dụng điều hòa, bạn nên tiến hành bảo dưỡng và vệ sinh máy để nâng cao độ bền cho điều hòa đồng thời còn giúp tiết kiệm điện năng cũng như hạn chế sự sinh sôi nảy nở của vi khuẩn và nấm mốc gây bệnh. Điều hòa có nhiều bụi bẩn bám vào sẽ làm giảm hiệu suất máy và gây lãng phí điện năng.
Bộ phận cần được chú ý nhất khi vệ sinh đó là tấm lưới lọc, đây là nơi tích tụ nhiều bụi bẩn nhất và có ảnh hưởng lớn tới khả năng làm mát của điều hòa. Cách vệ sinh lưới lọc rất đơn giản, bạn chỉ cần rút lưới lọc ra và cọ rửa bằng nước sạch, sau đó lau khô và lắp lại. Nếu có thời gian, bạn nên tiến hành vệ sinh khoảng 3 tuần/1 lần.
Định kỳ vệ sinh điều hòa là một trong những cách dùng điều hòa tiết kiệm điện