Cách làm món gỏi chống ngấy ngày Tết

Cách nấu cháo sườn nấm bào ngư  - 1

Gỏi là món vừa chế biến nhanh, vừa tận dụng được những thực phẩm sẵn có trong tủ lạnh trong những ngày tết, lại khá ngon, dễ ăn mà không ngấy. Dưới đây là 4 món gỏi bạn rất dễ làm trong những bữa cơm ngày tết.

  • 1

    Gỏi gà bắp cải:

    Là một dạng của món nộm, gỏi gà bắp cải ăn với bánh phồng tôm rất hợp và cũng là món nhậu khoái khẩu của các đẫng mày râu.

    Cách làm món gỏi chống ngấy ngày Tết  - 1

    Gỏi gà bắp cải ăn với bánh phồng tôm rất hợp và cũng là món nhậu khoái khẩu của các đấng mày râu.

    Nguyên liệu:

    – Nửa con gà hoặc gà bạn đã luộc sẵn mà không ăn hết, bắp cải, cà rốt, hành mùi, nước mắm, hạt tiêu, chanh, đường…

    Cách làm:

    – Gà xé nhỏ như gà xé phay hoặc to hơn một chút.

    – Bắp cải thái nhỏ như dùng để xào.

    – Cà rốt thái chỉ

    – Pha nước mắm cùng đường, nước cốt chanh, ớt băm… tạo vị chua chua ngọt ngọt và hơi mặn là được.

    – Trộn tất cả nguyên liệu bắp cải, cà rốt, gà, thêm hành và mùi, hạt tiêu, rưới thêm nước mắm đã pha. Nếu thích bạn nên thêm ít vừng rang để món gỏi thơm hơn. Ăn cũng bánh phồng tôm. 

  • 2
    Gỏi xoài xanh cá khô (cá cơm):

    Gỏi cá khô xoài xanh chua chua cay cay mặn mặn vừa ăn vừa xuýt xoa chả bao giờ chán. Nhưng bạn nên lưu ý khi trộn món gỏi này vì cá khô rất mặn nên xả nước nhiều lần, và phần nước trộn có thể thêm hay bớt đường cho vừa ăn.

    Cách làm món gỏi chống ngấy ngày Tết  - 2
    Nguyên liệu:

    – 1-2 quả xoài xanh (không nên chua quá), cá cơm khô hoặc có thể thay bằng giò chả sẵn có, nước mắm, đường, ớt.
     
    Cách làm:

    – Xoài xanh gọt vỏ, nạo thành sợi nhỏ.

    – Cá cơm cho vào chảo khô, bắc lên bếp đảo với lửa đến khi thật vàng và thơm. Nếu bạn thay bằng giò, thì giò cũng thái chỉ.

    – Pha nước mắm với đường và ớt tỏi. Với gỏi xoài cá cơm, nước mắm không cần chanh mà nên ngọt một chút.

    – Cho xoài vào âu, thêm cá hoặc giò, sau đó cho nước mắm đã pha vào, dùng đũa trộn đều và thưởng thức.

  • 3

    Gỏi rong nho tôm tươi:

    Tên tiếng Nhật của rong nho là umibudo, vì rất giống các chùm nho nên tiếng Anh gọi là sea grape. Là một loại tảo lục, có hàm lượng dinh dưỡng cao. Hàm lượng chất khoáng nhiều nhất là sinh tố, canxi, sắt nên rất thích hợp cho sức khoẻ.

    Cách làm món gỏi chống ngấy ngày Tết  - 3

    Khi dùng rong nho, muốn thật ngon, bạn nhớ đặt rong nho lên một tô nước đá đập thật nhuyễn, thời gian khoảng 10 phút, vị mặn có trong rong nho sẽ giảm bớt, rong nho sẽ giòn hơn.

    Nguyên liệu:

    – Rong nho, quả dưa leo (khoảng 100g), càrốt sợi, tôm sú (6 con), chả lụa, ớt cắt sợi, nước mắm ngon, đường, nước cốt chanh.

    – Nước mắm trộn gỏi: Hoà tan nước mắm, đường, nước cốt chanh (chua hay ngọt tuỳ khẩu vị).

    Cách làm:

    – Dưa leo bỏ hột cắt sợi, càrốt, chả lụa cắt sợi. Tôm hấp chín bóc vỏ, chẻ đôi.

    – Trộn rong nho, dưa leo, càrốt, xếp ra dĩa trên mặt xếp tôm và chả lụa, sau đó rưới nước mắm trộn gỏi. Rắc ớt sợi lên trên.

    Cách làm món gỏi chống ngấy ngày Tết  - 4

    Lưu ý: Khi trộn rong nho bạn nên nghiêng về vị chua ngọt vì rong nho đã có sẵn vị mặn. Khi trộn rong nho phải dùng ngay, nếu để lâu rong nho sẽ bị ra nước và món gỏi sẽ bị mặn

  • 4

    Gỏi cầu may (cầu – dừa- đủ- xoài):

    Tết là lúc ông bà, cha mẹ, con cháu quây quần bên nhau để tận hưởng hương vị ấm cúng của gia đình. Vì thế, mâm cỗ ngày Tết rất quan trọng. Không chỉ là các món ăn ngon, đẹp mà nó còn mang ý nghĩa cầu may, cầu phúc để mọi người có một mùa xuân mới an khang, may mắn suốt cả năm.

    Cách làm món gỏi chống ngấy ngày Tết  - 5

    Nguyên liệu:

    – Mãng cầu xiêm còn xanh, bào mỏng; c

    – Cơm trái dừa tươi sắt hình tam giác;

    – Đu đủ hường thái miếng nhỏ; Trái xoài xanh cắt lát.

    Cách làm:

    – Mãng cầu, dừa, đủ, xoài trộn với tôm, thịt đùi heo. Khi trộn cho chanh, nước mắm, chút ớt tươi và đường.

    – Khi ăn bày lên đĩa, có thể dùng dưa leo cắt, sếp thành hình trái tim cho đẹp mắt.