Nếu bạn đã từng bị gãy xương chắc hẳn bạn hiểu cảm giác khó chịu, và thêm nữa bạn phải mang theo những mảng bó bột thạch cao bốc mùi và phiền phức. Công nghệ in 3D sẽ thay đổi điều này.
Jack Evill, vừa tốt nghiệp Đại học Victoria tại New Zealand, chia sẻ với Wired rằng phương thức chữa trị gãy xương tay chân bằng bó bột hiện tại khá “cổ xưa”. Anh muốn hiện đại hóa quá trình này với công nghệ hiện đại: in 3D.
Theo Mashable, Evill đã chế tạo ra khung bó bột Cortex, một bộ xương ngoài thoáng khí, trọng lượng nhẹ, có thể tái chế và dễ vệ sinh mô phỏng theo các thớ cơ của cơ thể, một cấu trúc tương tự tổ ong mà tạo nên cấu trúc xương bên trong của bạn.
Khung bó bột này giúp không khí lưu thông tiếp xúc với da thịt nhiều hơn, tránh ngột ngạt dẫn tới cảm giác ngứa.
Khung bó bột Cortex sử dụng một hệ thống làm cố định khớp tương tự các phương thức bó bột khác, với máy chụp X-quang để xác định vị trí xương gãy. Nguyên mẫu của Evill đã sử dụng một chiếc Kinect của Xbox đã được hack để dùng cho chức năng quét 3D, nhưng quá trình quét được thực hiện tinh vi và chính xác hơn.
Ngoài sản phẩm khung bó bột in 3D, Evill còn ấp ủ nhiều dự án nhân văn khác ứng dụng công nghệ in 3D như chế tạo xương hàm và một ống kính 3D gắn sau mắt chứa võng mạc và thần kinh thị giác nhằm khôi phục thị giác cho người khiếm thị bằng con mắt nhân tạo này.
Ý tưởng ứng dụng in 3D trong chế tạo mắt giả của Evill
Theo Vnreview