Cách phòng bệnh sởi hiệu quả cần biết

cach-phong-benh-soi-hieu-qua-can-biet

Cách phòng bệnh sởi bằng tiêm vắc xin

Ngoài thực hiện các cách phòng bệnh sởi khác, tiêm vắc xin được đánh giá là cách tốt nhất để phòng bệnh sởi. Với vắc xin phòng sởi có 2 mũi, phụ huynh cần lưu ý để đưa trẻ đi tiêm đúng thời điểm.
– Mũi thứ nhất: Tiêm cho trẻ trong giai đoạn từ 9 tháng đến 11 tháng tuổi
– Mũi thứ hai: Tiêm khi trẻ được 1,5 tuổi tức 18 tháng. Đây là mũi tiêm nhắc lại.
Vắc xin sởi nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng, miễn phí hoàn toàn và được tiêm hàng tháng tại các trạm y tế xã, phường hoặc các điểm tiêm chủng. 
       cach-phong-benh-soi-hieu-qua-can-biet
Tuy nhiên, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ cũng như WHO, với trẻ sống trong vùng lưu hành dịch hoặc chuẩn bị đi tới nơi có dịch sởi cần được tiêm chủng từ khi được 6 tháng.
Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, vắc xin sởi không có hại với sức khỏe nhưng nếu tiêm vào thời điểm này thì vắc xin có thể bị kháng thể của mẹ truyền sang lúc mang bầu trung hòa. Như vậy, hiệu quả miễn dịch sẽ không hiệu quả cao như mong đợi. 
Một số phụ huynh không cho con đi tiêm phòng, nhưng đến khi có dịch mới tá hỏa đi tiêm. Cần chú ý tiêm phòng đầy đủ, đúng thời điểm mới có hiệu quả phòng bệnh.
Kể cả trẻ tiêm vắc xin vào thời điểm dưới 9 tháng tuổi thì cần được tiêm lại vào thời điểm 9 tháng và tiêm nhắc lại lúc 18 tháng tuổi. Điều này giúp đáp ứng miễn dịch phòng bệnh. Vắc xin sởi sau khi tiêm có thể phản ứng sốt nhẹ, sưng một chút, hơi đau. 
Vì vậy, để có thể phòng bệnh sởi hiệu quả, phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch. Ngoài tiêm vắc xin, cần chú ý tăng cường sức đề kháng của cơ thể để phòng bệnh sởi hiệu quả. Khi cơ thể có sức đề kháng tốt sẽ giúp phòng tránh bệnh tật nói chung trong đó có sởi. Việc tăng cường đề kháng được thực hiện qua việc ăn uống hàng ngày gồm thực phẩm và các loại trái cây.
Hàng ngày, chế độ ăn cần cung cấp đầy đủ các vitamin A, vitamin C, vitamin E, vitamin B12, kẽm. Ngoài ra, cần ăn các loại hoa quả có nhiều vitamin như cà rốt, đu đủ, xoài, bí đỏ… hỗ trợ tăng cường sức đề kháng.
Đa dạng các món ăn, kết hợp thịt, cá, trứng, rau để bữa ăn có đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Những thực phẩm khác cần thiết để giúp phòng tránh sởi hiệu quả như sữa chua, nấm, yến mạch, củ năng. Ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm, bổ sung thêm siro, cốm đa vitamin cho trẻ em.

Giữ vệ sinh, hạn chế tiếp xúc mùa dịch phòng bệnh sởi

Khi đang có dịch sởi, cần tránh đến những chỗ đông người. Hạn chế tiếp xúc với những người bị sởi, hoặc nghi mắc sởi sẽ giúp phòng bệnh sởi. Với trẻ em cần tránh đến bệnh viện hoặc nơi có nhiều bệnh nhân sởi. Trong mùa dịch, khi đến chỗ đông người hoặc nơi có người bệnh sởi cần đeo khẩu trang 
Người bị sởi cần được cách ly, sử dụng riêng chăn, màn và các dụng cụ cá nhân. Với những người chăm sóc người bị sởi, cần chú ý rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi ở trong phòng với người bị sởi.
Ngoài ra, gia đình thường xuyên chú ý vệ sinh môi trường sống, dọn dẹp nhà cửa, phát quang bụi rậm, ngủ màn tránh bị các côn trùng gây bệnh có cơ hội truyền bệnh. Cá nhân thực hiện vệ sinh răng miệng, súc họng hàng ngày để phòng bệnh sởi hiệu quả.
Diệu Châu
(Theo Congluan.vn)

 

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.