Việt Nam là một trong những nước tỷ lệ người mang virus viêm gan siêu vi B cao, cứ 8 người thì có 1 bị nhiễm. Người bị viêm gan B có khả năng chuyển sang bị viêm gan mạn tính, tiến triển tới xơ gan và ung thư gan, dẫn đến tử vong sớm do không phát hiện và điều trị đúng cách.
Tác hại của viêm gan
Trên 90% số người có hệ miễn dịch lành mạnh, khỏe sẽ phục hồi sau đợt nhiễm siêu vi cấp tính chỉ có 10% chuyển thành người mang siêu vi mạn tính. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh bị lây nhiễm từ mẹ lúc sinh thì 90% khả năng sẽ trở thành người mang bệnh mạn tính.
Phần lớn người bệnh khi nhiễm virut viêm gan B không có biểu hiện của bệnh.
Chỉ có một số ít người có biểu hiện viêm gan virut viêm gan B cấp tính như: mệt mỏi, chán ăn, sợ mùi thức ăn đặc biệt là thức ăn có nhiều chất béo và nhiều chất đạm (trứng, thịt, cá), đau mỏi toàn thân, nước tiểu sẫm màu… Sau 1-2 tháng bệnh nhân dần hồi phục.
Tuy nhiên trong giai đoạn viêm gan cấp có một tỉ lệ ít bệnh nhân có thể viêm gan nặng và suy gan dẫn tới tử vong.
Khoảng 10% số người lớn sau khi bị viêm gan virut B cấp tính sau 6 tháng sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính. Ở giai đoạn này phần lớn người bệnh không có triệu chứng mặc dù bệnh vẫn tiến triển âm thầm dẫn tới xơ gan và ung thư gan.
Nếu không được theo dõi và điều trị đúng thì sau 10 – 15 năm, những người bị nhiễm virut viêm gan B sẽ chuyển thành viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan.
Nguyên nhân lây nhiễm viêm ban B
Virut viêm gan B được lây truyền qua đường máu và các sản phẩm chứa máu nhiễm virut viêm gan B.
Quan hệ tình dục không an toàn (cùng giới hoặc khác giới).
Chia sẻ, dùng chung các trang thiết bị tiêm chích (kim tiêm, ống chích và bất cứ thiết bị nào được sử dụng để tiêm chích).
Kim tiêm chưa được khử trùng hoặc khử trùng không sạch vẫn còn dính máu của người mắc bệnh viêm gan B.
Khi đục lỗ khuyên, châm cứu hoặc xăm mình với những thiết bị không hoặc chưa được tiệt trùng cẩn thận.
Lây lan qua tiếp xúc với các vết loét chảy máu
Mẹ bị viêm gan B có đến 40% khả năng bệnh sẽ lây truyền cho con.
Phòng ngừa lây nhiễm virut viêm gan B
Người mẹ bị viêm gan B nếu không muốn lây sang con thì phải điều trị bệnh ổn định trước khi mang thai và tiêm phòng cho trẻ ngay sau sinh.
Nếu mẹ bị viêm gan siêu vi B thì trẻ sơ sinh được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống siêu vi B ngay trong phòng sinh. Và tiêm vaccin phòng viêm gan B cho trẻ theo đúng lịch tiêm chủng.
Cách hiệu quả nhất phòng ngừa viêm gan B là tiêm phòng. Tuy nhiên sau khi tiêm phòng viêm gan B, kháng thể sản sinh ra giảm dần theo thời gian. Trên thực tế thông thường sau khi tiêm phòng cũng là sau tiêm 3 mũi, kháng thể trong 1 tháng có thể sản sinh lên đến 97%;đến 3 năm sau thì bắt đầu sụt giảm, hiệu giá kháng thể cũng bắt đầu sụt giảm. Có phải nên tiêm chủng nhắc lại chủ yếu là do hiệu giá kháng thể, nếu hiệu gia kháng thể lớn hơn 10 (>10cp/ml máu) thì không phải tiêm lại; nếu nhỏ hơn 10 thì trong vòng nửa năm phải đi tiêm. Như vậy tốt nhất sau khi tiêm phòng 3 năm thì nên đi tiêm lại một mũi tăng cường, như vậy sẽ phòng chống truyền nhiễm tốt hơn.
Trình tự tiêm phòng viêm gan B tổng cộng có 3 mũi:
– Trẻ sơ sinh theo trình tự 0,1,6 tháng có nghĩa là sau khi tiêm mũi đầu tiên thì 1 tháng sau tiêm mũi thứ 2 và 6 tháng sau tiêm mũi thứ 3.Trẻ sơ sinh tiêm phòng càng sớm càng tốt, yêu cầu tiêm ngay trong vòng 24h.
– Người lớn tiêm phòng theo trình tự 1 2 3, mũi 2 cách mũi đầu 2 tháng và mũi 3 cách mũi đầu 3 tháng, hiệu quả bảo vệ thông thường là trong vòng 12 năm .Vì vậy thông thường thì người lớn không cần tiến hành theo dõi kháng – HBs hoặc tăng cường hệ miễn dịch. Nhưng đối với nhóm người có nguy cơ cao thì nên tiến hành theo dõi kháng –Hbs, nếu kháng –HBs <10ml, nên tiêm mũi tăng cường.
(Theo TT247)
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.