Cách phòng tránh đột quỵ

Cách phòng tránh đột quỵ

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là một trong những căn bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe con người.

  • 1

    Kiểm soát được huyết áp

    Cao huyết áp là một trong những nguyên chính gây đột quỵ. Nếu những người cao tuổi được chẩn đoán là tiền cao huyết áp (huyết áp từ 80/130 – 89/139 mmHg) và huyết áp cao đến 90/140mmHg thì nên sớm đến bác sĩ điều trị để được thường xuyên kiểm tra và ổn định huyết áp của mình.

  • 2

    Tránh căng thẳng và trầm cảm

    Các trạng thái cảm xúc tiêu cực sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Giảm tối đa căng thẳng và trầm cảm giúp cho hệ tuần hoàn hoạt động tốt hơn, giúp cơ thể có những phản ứng để cảnh báo khi có nguy cơ đột quỵ. Đặc biệt, với những người cao tuổi thường có cảm giác cô đơn và không được việc, vì vậy, hãy gọi điện, gặp gỡ, giao lưu với bạn bè sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn. Nếu muốn cải thiện tâm trạng tốt hơn mọi người nên ngồi thiền, tập yoga, nghe nhạc hoặc đi bộ trong không khí trong lành.

    Cách phòng tránh đột quỵ
     

     

  • 3

    Giảm nguy cơ cục máu đông

    Aspirin là thuốc phổ biến nhất ngăn ngừa sự phát triển của các cục máu đông. Nó có tác dụng phòng chống đột quỵ và đau tim đối với các bệnh nhân trên 45 tuổi và một số bệnh khác như: béo phì, huyết áp cao và lượng cholesterol trong máu cao. Nên nhớ sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • 4

    Theo dõi các dấu hiệu đầu tiên

    Theo các nghiên cứu cho thấy, cứ có 3 dấu hiệu thiếu máu cục bộ trong thời gian ngắn sẽ dẫn đến một cơn đột quỵ mãn tính. Các dấu hiệu giúp chúng ta nhận biết là: đột ngột tê liệt hoặc giảm hoạt động của các cơ mặt, một bên tay hoặc chân; tự nhiên nhầm lẫn nhiều, nói khó hiểu hoặc khó nói; chóng mặt, giảm phối hợp vận động và dáng đi.

  • 5

    Chế độ ăn uống tốt cho tim

    Nên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau, cá, thịt nạc, thịt gia cầm và các sản phẩm sữa ít béo…

    Chất béo trong chế độ ăn uống hàng ngày tối đa không vượt quá 25-30% tổng số calo. Ngoài ra, lượng cholesterol “xấu” phải được bác sĩ kiểm tra thường xuyên vì nó cũng là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ, chỉ số này không nên vượt quá 70mg/dl, hoặc 3mmol/l.

  • 6

    Hoạt động thể chất

    Tập thể dục hàng ngày sẽ làm tăng sức đề kháng cho hệ tim mạch. Nhưng các chuyên gia tim mạch khuyên chúng ta luyện tập thể thao với cường độ cao không quá 30 phút một ngày và không quá 5 ngày một tuần. Ngoài luyện tập thể thao với cường độ cao chúng ta nên đi bộ hoặc chơi những môn thể thao nhẹ nhàng như cầu lông, bóng bàn, đá cầu, hoặc với người cao tuổi có thể tập dưỡng sinh, thái cực quyền…

  • 7

    Bỏ thuốc lá

    Thuốc lá không chỉ gây ra các bệnh về phổi mà còn làm tăng nguy cơ đột quỵ đến 30%. Chúng ta không thể dễ dàng bỏ thuốc lá ngay được, nhưng tất cả đều phụ thuộc vào chúng ta, nếu vượt qua chính mình để từ bỏ thói quen xấu này chắc chắn bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh hơn và sống lâu hơn.