Trước khi kết hôn, bạn rất lo lắng không biết cuộc sống sinh hoạt giữa vợ và chồng có hòa hợp và êm ấm như lúc mới yêu. Bởi biết đâu đấy, chồng tương lai của bạn có những thói quen sinh hoạt hoàn toàn trái ngược với bạn. Điều nhỏ nhặt này sẽ làm nảy sinh mâu thuẫn vợ chồng. Hãy cùng học cách thích nghi cuộc sống vợ chồng trước khi kết hôn theo các bước dưới đây nhé.
Nhiều chị em sau khi kết hôn hạnh phúc chưa cảm nhận hết nhưng đã bị bất ngờ trước những tình huống mâu thuẫn giữa hai vợ chồng sau khi cưới. Điều đó ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý kết hôn của chị em, khiến chị em không còn quá mơ mộng vì một cuộc hôn nhân hạnh phúc, mơ mộng như hồi còn yêu. Chính vì vậy, trước khi kết hôn, nhất định phải phải ghi nhớ 3 điều quan trọng sau đây nếu không muốn nảy sinh mâu thuẫn vợ chồng sau khi cưới.
-
1
Luyện tập kiềm chế cơn nóng giận
Thực tế cho thấy trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân, phụ nữ thường hay ảo tưởng về tình yêu. Rằng khi kết hôn, cuộc sống sẽ ổn định hơn về mọi mặt, bạn có một bờ vai vững chẳng để dựa dẫm, cùng chung sức chung lòng vượt qua mọi chông gai, thử thách. Tuy nhiên, hôn nhân thực tế không trải thảm hồng như vậy. Ngay cả người thân trong gia đình: bố, mẹ, anh, chị em của bạn… sống cùng với bạn ngần ấy chục năm nhiều khi còn không thực sự hiểu bạn, gây ra những hiểu nhầm xích mích. Huống chi là một người chồng, dù có yêu thương nhau tới đâu đi chăng nữa nhưng giai đoạn đầu kết hôn, hai người sẽ phải học thích nghi với những thói quen, sở thích của nhau.
Có thể anh ấy sẽ làm bạn càu nhàu, khó chịu vì thói quen lười làm việc nhà, để bộ quần áo bẩn đang mặc dở lẫn với đống quần áo sạch sẽ, tinh tươm mà bạn vừa mới mất công giặt ủi. Hơn nữa, bạn cần biết nhẫn nhịn, bỏ qua cái tôi cá nhân để sống hòa thuận với những thành viên trong gia đình chồng. Việc học cách kiềm chế cơn nóng giận là rất cần thiết nếu như bạn không muốn vướng phải sứt mẻ trong hôn nhân.
-
2
Sinh hoạt cùng nhau như một gia đình
Dù bạn và chồng tương lai không cổ súy việc sống thử trước hôn nhân, nhưng hai bạn cũng nên sắp xếp nhiều việc làm cùng nhau như một gia đình thực thụ, chỉ cần không ngủ chung trên một chiếc giường. Bạn và anh ấy có thể lên lịch cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn vào dịp cuối tuần để kiểm tra tài nghệ của ý chung nhân và xem xét người bạn đời của mình có những tật xấu gì trong sinh hoạt cá nhân. Khi sắp kết hôn, cả hai hãy cũng nhau đi thăm họ hàng nội, ngoại mỗi dịp lễ, tết để có thật nhiều thời gian tiếp xúc, hiểu nhau nhiều hơn về quan điểm sống và cách thức xử lý những vấn đề thường gặp của một gia đình thực sự.
Ngoài ra, việc trao đổi về “chuyện ấy” cũng rất quan trọng vì cuộc sống tình dục hòa hợp sẽ làm thăng hoa cảm xúc giữa vợ và chồng. Thời gian buổi tối trước khi đi ngủ, bạn nên trút bỏ mọi lo lắng lien quan tới công việc và các mối quan hệ xã hội bên ngoài để tâm sự với người yêu về mội ngày đã qua, cùng tận hưởng những thú vui, sở thích chung bất chấp cả hai đang có những mối quan tâm khác nhau.
-
3
Trao đổi thẳng thắn những điều chưa vừa ý ở đối phương
Khi chuẩn bị cho việc cưới hỏi, có rất nhiều điều phải bận tâm mà bạn quên mất rằng rất cần thiết phải duy trì việc trao đổi thẳng thắn những điều bạn chưa hài lòng về ý chinh nhân của mình. Thời gian trước ngày cưới và khi vừa mới kết hôn, các cặp đôi thường rất biết chiều chuộng và lắng nghe nửa kia của mình tâm sự và góp ý. Đừng bỏ lỡ thời cơ vàng này để trao đổi trực tiếp mặt đối mặt với người yêu những điều bạn cảm thấy hai người còn chưa phối hợp ăn ý, không thực sự hiểu nhau. Nhờ đó, người ấy có thể hiểu được chính xác điều gì khiến bạn không hài lòng. Và nếu nguyên nhân đến từ họ, họ cũng sẽ biết phải làm gì để làm nỗi bức xúc trong bạn vơi bớt.
Chỉ với 3 điểm hết sức nhỏ nhặt trên đây nhưng sẽ giúp hai vợ chồng mới cưới hiểu và thông cảm cho nhau rất nhiều để bắt đầu cuộc sống hạnh phúc. Tham khảo thêm những lời khuyên có ích cho vợ chồng mới cưới dưới đây nhé!
>>> 10 vấn đề vợ chồng mới cưới thường gặp
>>> 4 điều vợ chồng mới cưới cần phải làm để hạnh phúc
>>> 6 bài học vợ chồng trẻ cần biết trong năm đầu hôn nhân
Chúc các bạn hạnh phúc nhé!