Không để đồ ăn ở nhiệt độ phòng trong thời gian dài: Đồ ăn để ở nhiệt độ phòng trong thời gian dài là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm. Vì trong nhiệt độ phòng, các loại vi khuẩn có nhiều điều kiện để sinh sôi, phát triển.
Bạn không nên để đồ ăn ở nhiệt độ phòng quá 24h. Hãy để đồ ăn vào tủ lạnh để đảm bảo vệ sinh và tránh cho đồ ăn bị hỏng.
Cảnh giác với thịt gia cầm sống: Các nhà khoa học tại Đại học Glassgow cho biết, hầu hết thịt gà sống đều có vi khuẩn campylobacter. Hơn 500.000 trường hợp ngộ độc thực phẩm ở Anh là do vi khuẩn này.
Vì vậy, bạn hãy đảm bảo các món gia cầm đều được nấu chín thật kỹ trước khi ăn. Bên cạnh đó, không để thịt gia cầm sống lẫn với đồ ăn chín và rửa tay thật sạch sau khi làm thịt gia cầm.
Cảnh giác với các loại thịt băm: Rất nhiều nguy cơ có thể xảy ra đối với thịt băm sẵn. Vi khuẩn chỉ có thể xâm nhập trên bề mặt của miếng thịt nguyên vẹn nhưng đối với thịt băm, vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào bên trong.
Ngoài ra, bạn khó có thể kiểm soát nếu người bán hàng cũng có thể trộn nhiều loại thịt kém chất lượng vào thịt băm.
Luôn rửa trái cây thật sạch trước khi ăn: Bên cạnh dư lượng thuốc trừ sâu có thể có, các loại rau củ còn rất dễ nhiễm khuẩn E. Coli. Bạn nên rửa thật sạch rau củ quả trước khi chế biến hoặc ăn trực tiếp.
Đối với các loại củ quả ăn trực tiếp không qua chế biến thì nên gọt sạch vỏ bên ngoài để hạn chế nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Đun nóng thức ăn thừa đúng cách: Hâm nóng thức ăn và cơm không đúng cách là nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc thực phẩm.
Hãy đảm bảo rằng, bạn hâm thức ăn thừa đủ kỹ để các vi khuẩn phát sinh trong thức ăn được loại bỏ hoàn toàn.
Nguồn: Theo Kiến thức
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.