Trở về nhà với nhiều tiền hơn người đàn ông của bạn có thể khiến tình cảm rạn nứt. Dưới đây là những gợi ý giúp bạn đối phó với tình huống này.
-
1
Đừng gạt chồng ra ngoài
Với phụ nữ, càng thành công trong sự nghiệp nghĩa là họ càng có ít thời gian cho gia đình. Nhiều người còn ham tiền đến mức quên cả chồng, con. Họ cũng có rất ít cơ hội để chia sẻ với chồng – người đang hậm hực, khó chịu vì vợ thăng tiến nhanh. Sau đó, mối quan hệ vợ chồng có thể bị đẩy xa hơn.
-
2
Sát cánh bên nhau
“Tiền là lý do tranh luận của nhiều cặp vợ chồng” – nhà tâm lý Cecile cho biết. Thực tế có nhiều chuyện đã thay đổi theo thời gian và người vợ không cần phải xin lỗi vì đã kiếm được nhiều tiên hơn. Tuy nhiên, họ phải thật tâm lý khi ứng xử với người bạn đời (đang sẵn một cái tôi mỏng manh) của mình.
“Cần để chồng bạn thông cảm rằng, bạn dù bận rộn nhưng vẫn ưu tiên thời gian cho gia đình và không muốn chiếm ngôi trụ cột gia đình là chồng bạn. Vợ chồng cần tôn trọng và ăn mừng thành công của nhau” – nhà tâm lý nói.
-
3
Giao tiếp là quan trọng
Một cặp vợ chồng nên nói chuyện với nhau về tất cả các vấn đề. Người đàn ông cần có lối thoát khi họ tự ti và người phụ nữ cần học cách khéo léo để không làm cho chồng mình cảm thấy bất tài, vô dụng.
“Đàn ông rất nhạy cảm trong lĩnh vực thu nhập” – nhà tâm lý học Bernard Levenstein gợi ý. Nếu vợ có thu nhập cao hơn thì đối với nhiều người chồng, anh ta không biết cách phải ứng xử thế nào mà không bị “mất mặt”.
-
4
Nhận thức đúng
Nếu một người vợ có thu nhập cao, cô ấy phải có nhận thức đúng về cảm xúc của chồng, cũng như nhu cầu của mình. Cách hiệu quả nhất là không dùng tiền để “ra oai” với chồng. Tránh nói: “Em muốn mua tủ lạnh mới. Em bỏ tiền ra nên phải được chọn loại tủ em thích”…
-
5
Chỉ cần lắng nghe
Lắng nghe những gì đối tác của bạn là nói. Kỹ thuật Imago (imago-technique) có thể được sử dụng rất thành công trong hoàn cảnh như vậy. Đây là kỹ thuật mà khi người A nói chuyện thì không cần người B làm gián đoạn (người B chỉ cần lắng nghe). Người B sau đó phải tóm tắt những gì đã nghe từ người A. Tiếp đến, người A trả lời và nói rằng thái độ lắng nghe của người B thật sự có ý nghĩa.
Quá trình này có thể được lặp lại, người B nói trong khi người A lắng nghe. Bằng cách này, hai vợ chồng không cần hét lên mà vẫn tìm hiểu được tâm tư của nhau.