Cách xử lý khi mẹ quá nhiều sữa

Cách xử lý khi mẹ quá nhiều sữa
Bài viết này sẽ cung cấp cho các mẹ những thông tin hữu ích về các dấu hiệu của việc mẹ tiết sữa dư thừa, điều chỉnh lại việc tiết sữa phù hợp, theo dõi lượng sữa được điều tiết để có một kỳ nghỉ nuôi con vui vẻ. 
Thông thường, lượng sữa mẹ được xác định bằng cách theo dõi lượng sữa mà em bé đã bú. Bạn càng cho con bú thường xuyên, lượng sữa của bạn tiết ra càng nhiều để đáp ứng nhu cầu của trẻ, đặc biệt là từ tuần thứ 4 – 6. Nhưng khi lượng sữa tiết ra nhiều quá nhu cầu của trẻ mỗi ngày, đây lại là vấn đề bận tâm của không ít bà mẹ.
Cách xử lý khi mẹ quá nhiều sữa
Làm thế nào để biết bạn đang bị thừa sữa?    
Các triệu chứng của em bé:
Nếu bạn bị thừa sữa, em bé của bạn sẽ thể hiện một số biểu hiện sau đây do bú quá nhiều so với nhu cầu chuẩn của bé:
•    Khó thở, thổi bong bóng khi bú, sữa chảy ra khỏi miệng, (thậm chí là sặc lên mũi khi đang bú).
•   Bé trượt xuống khỏi ngực mẹ, uốn cong lưng, tỏ ra khó chịu và khóc.
•    Bú nhanh nhưng mau đói sau đó.
•    Đau bụng, chướng bụng, khó chịu ở tư thế đang bú.
•    Phân xanh, có bọt, thậm chí cả máu.
Các triệu chứng của mẹ:
Khi lượng sữa của mẹ tiết ra quá nhiều, mẹ sẽ gặp một số biểu hiện rõ nhận biết sau:
•    Sữa rỉ ra thường xuyên.
•    Sữa có thể chảy ra thành giọt và nhỏ xuống.
•    Có cảm giác căng, rát núm vú như em bé đang cắn hoặc nhay núm vú.
•    Núm vú bị biến dạng.
Điều tiết lượng sữa thích hợp cho con bú 
Để điều tiết lượng sữa thích hợp cho con bú, mẹ cần tuân thủ ít nhất 8 điều sau:
#1. Theo dõi sức khỏe của con hàng ngày
Việc theo dõi sức khỏe của con hàng ngày có thể phản ánh tình hình trẻ bú quá nhiều. Ví dụ, phân của trẻ có màu xanh lá cây và có bọt khi chúng không hấp thụ hết lượng sữa dư thừa, hoặc trẻ chối bú và quấy khóc khi bị ép bú thường xuyên.
#2. Chú ý tư thế cho con bú và cách trẻ ngậm núm vú
Khi lượng sữa tiết ra quá nhiều, bạn nên cho trẻ bú theo tư thế thẳng và cho trẻ ngậm đầu vú sâu để trẻ không bị sặc sữa, hoặc sữa chảy ra khỏi miệng. 
#3. Để con quyết định thời gian bú
Hãy để trẻ bú hết một bên ngực một khoảng thời gian nhất định rồi mới chuyển sang bầu ngực bên kia. Nếu trẻ đói, trẻ sẽ muốn bú tiếp, nhưng nếu bạn đang thừa sữa, trẻ có xu hướng chỉ muốn bú một bên. Lúc này, bạn cần vắt bớt sữa ở bầu ngực căng sữa để cảm thấy thoải mái hơn.
#4. Chú ý khi trẻ bị ốm
Hãy chắc chắn rằng con bạn không gặp các vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến việc bú sữa như axit trào ngược, tưa lưỡi, hở hàm ếch và các bệnh về đường hô hấp. Đôi khi, việc trẻ không thể bú đủ sữa sẽ khiến bạn nghĩ rằng bạn dư sữa, nhưng thực tế không phải như vậy. Có thể là do các vấn đề sức khỏe nên trẻ không bú đủ sữa đúng với nhu cầu của chúng và dẫn đến việc bạn đánh giá lưu lượng sữa của mình sai.

#5. Hút bớt sữa thừa trong bầu ngực

Lượng sữa ra nhiều khiến mẹ cảm thấy vô cùng khó chịu. Cách cứu vãn tình hình có thể áp dụng lúc này là dùng dụng cụ hút sữa để hút cạn sữa ra và để cơ thể người mẹ điều chỉnh lại việc điều sữa sau đó.
#6. Đắp lá bắp cải
Theo nghiên cứu, bắp cải được cho là có tác dụng làm giảm tiết sữa tự nhiên khi được đắp lên ngực. Cách làm như sau: Rửa sạch lá bắp cải, bỏ phần gân cứng của lá và đặt vào trong áo ngực cho đến khi lá héo. Chú ý rằng phương pháp này có thể khiến mẹ giảm lượng sữa lớn và được khuyến cáo không nên đắp quá 20 phút và quá 3 lần mỗi ngày. Khi lượng sữa được điều tiết lại phù hợp, mẹ nên dừng áp dụng phương pháp này lại ngay.
#7. Sử dụng thảo dược và thuốc nếu cần thiết
Một số loại thảo mộc cũng được cho là có tác dụng giảm tiết sữa ở bà đẻ như cây xô thơm, hoa nhài và lá bạc hà. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng pseudoephedrine, một thành phần có trong thuốc trị cảm lạnh để giảm tiết sữa.
Nguyễn MaiNguồn: BB

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.