1. Xây dựng giá trị bản thân và xác định ranh giới của bạn
Bạn cần biết mình là ai, từ đó tính cách, quan điểm của bạn sẽ rõ ràng hơn. Hãy tỏ ra là người có lòng tự tôn. Để bớt căng thẳng và rơi vào giận dữ hay tiêu cực, hãy bắt đầu bằng việc tự nói một vài điều tích cực với bản thân, viết ra khả năng của bạn trên một tờ giấy để lấy lại niềm tin vào bản thân. Hãy tập một vài động tác thể dục hay làm một vài việc giúp bạn cảm thấy tốt hơn hay vui vẻ hơn.
Xác định ranh giới của bạn và cho họ biết đâu là giới hạn. Bạn có thể bắt đầu bằng cách nói cho họ biết những hành động của họ sẽ không khiến bạn bỏ cuộc hay phát điên. Và nếu họ cần sự giúp đỡ của bạn, họ cần có cách cư xử đúng đắn. Hãy nói một cách bình tĩnh và đừng lên giọng.
Nếu việc này không giúp bạn giải quyết vấn đề, hãy liên lạc với nhân sự hoặc quản lý của bạn.
2. Nói ra ngay khi bạn thấy có vấn đề hoặc cảm thấy không thoải mái
Điều tệ nhất mà bạn có thể làm với những kẻ bắt nạt mình nơi công sở là ngồi yên và chờ mọi chuyện biến mất như trong cổ tích. Điều đó chắc chắn không xảy ra, nên đừng im lặng. Nói ra vấn đề của bạn. Cấp trên của bạn chắc chắn sẽ muốn biết việc gì xảy ra, như khi có một kẻ xấu tính trong văn phòng ảnh hưởng đến tinh thần và năng suất cả nhóm.
1 người có thể giỏi nhất trong lĩnh vực của họ, nhưng nếu họ đang phá hoại 1 nhóm 10 người, công ty sẽ không cần họ. Vì vậy, nếu có ai đó đang dọa dẫm bạn hay đồng nghiệp của bạn, hãy thông báo với một ai đó.
3. Giữ cảm xúc của riêng bạn và tỏ ra chuyên nghiệp
Khi bị dọa dẫm hay xúc phạm, bạn không nên để lộ cảm xúc của mình và giữ cảm xúc tốt nhất có thể. Nếu là một người nhạy cảm, thật khó để ngăn mình khỏi khóc hay thổn thức buông ra những câu hận thù. Chắc chắn bạn muốn đối đầu với kẻ bắt nạt mình ở văn phòng, nhưng không phải theo cách tỏ ra giận giữ.
Đừng quát mắng để cho họ thấy rằng hành vi bắt nạt của họ có hiệu quả. Hãy cho họ thấy việc đó không hề chuyên nghiệp hay phù hợp các tiêu chuẩn của công ty. Hãy tỏ ra chuyên nghiệp, nói với họ bằng giọng bình tĩnh, cho họ thấy khuôn mặt cứng rắn của bạn và cho họ biết việc đó tồi tệ, cuối cùng họ sẽ dừng lại.
Nếu không, hãy liên lạc với quản lý và giải thích một cách điềm đạm về hành vi không thể chấp nhận của họ mà không cần lớn tiếng tố cáo, buộc tội một cách mơ hồ.
4. Viết ra sự thật rõ ràng và súc tích về hành vi của kẻ bắt nạt
Khi nộp đơn khiếu nại, hãy biết rằng bạn không làm gì đáng xấu hổ. Tất cả các công ty đều nên làm những gì họ có thể để chấm dứt tình trạng bắt nạt nơi công sở. Vì vậy đừng sợ rằng việc thông báo với đội ngũ nhân sự có thể khiến mọi chuyện tồi tệ hơn.
Viết ra tất cả những thứ mà kẻ bắt nạt đã làm. Đôi khi, khó để nói ra những điều không tốt ai đã làm hại đến bạn, nhưng phía nhân sự cần biết rõ tất cả. Bằng cách này, nhóm nhân sự sẽ biết cách giải quyết vấn đề và họ sẽ biết kẻ bắt nạt kia đã làm những gì ảnh hưởng đến mọi người, cũng như thái độ cư xử kém của họ.
5. Đề nghị sự giúp đỡ của các đồng nghiệp khác
Một số đồng nghiệp có thể không biết bạn đang bị bắt nạt. Bạn không phải là siêu nhân, vì vậy hãy đề nghị sự giúp đỡ từ họ. Hãy đề nghị họ giúp khi bạn phải đối phó với kẻ làm nhục bạn. Nếu bạn không sẵn sàng đứng lên vì bản thân mình một cách cá nhân, hãy đề nghị họ ở bên bạn bất cứ khi nào kẻ bắt nạt lởn vởn quanh bạn.
Khánh An
(Nguồn: LH)
Xem thêm:
Kinh nghiệm tiết kiệm tiền cho người mới đi làm
8 sai lầm dễ mắc ở môi trường công sở
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.