“Cẩm nang” ăn dặm cho bé 6 – 8 tháng

'Cẩm nang' ăn dặm cho bé 6 - 8 tháng
Với các bé từ 6-8 tháng tuổi, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu, cung cấp năng lượng cho bé trong cả ngày. Vì vậy, mẹ đừng quá lo lắng nếu như bé chỉ ăn được 1-2 muỗng thức ăn. Theo các chuyên gia, ăn dặm cho bé trong giai đoạn này vẫn chủ yếu để bé làm quen với mùi vị và độ đặc của thực phẩm.
Không còn là giai đoạn bỡ ngỡ ban đầu, các bé 6-8 tháng tuổi đã có thể bắt đầu làm quen thêm nhiều loại thực phẩm khác nhau. Nhu cầu ăn dặm cho bé cũng tăng thêm. Nhưng tăng như thế nào? Thay đổi ra sao? Tham khảo bài viết sau để giải đáp thắc mắc cho mình, mẹ nhé!

 

Ăn dặm trong giai đoạn này chủ yếu để tập cho bé làm quen với mùi vị của các loại thức ăn
1/Thực phẩm ăn dặm cho bé 6 – 8 tháng tuổi
– Ngũ cốc và các loại hạt, bao gồm gạo – yến mạch – lúa mạch: Có thể trộn các loại với nhau, nếu trước đó bé không có bất kỳ phản ứng gì khi cho ăn riêng từng loại. Chẳng hạn như trộn chung gạo lứt và yến mạch với nước sốt lê.
– Trái cây: bơ, mơ, táo, chuối, xoài, mận, đào, lê, mận khô, bí đỏ. Có thể kết hợp vài loại trái cây chung lại với nhau hoặc cho ăn riêng từng loại. Sau 8 tháng, bé có thể được ăn trái cây tươi chín, nhưng mẹ nên nấu chín trái cây để an toàn hơn cho hệ tiêu hóa còn non yếu của bé.
– Rau củ: khoai lang, bí đỏ ngòi, cà rốt, đậu cove, đậu hòa lan, bí đao, củ cải. Việc kết hợp các loại rau củ có thể bắt đầu từ giai đoạn này, nếu trước đó bé không có bất kỳ phản ứng nào khi cho ăn riêng từng loại. Sau 8 tháng, bé có thể ăn các loại rau củ đã nấu chín cắt lát hay cục nhỏ. Rau củ nấu chín mềm sẽ giúp cho bước ăn dặm đầu tiên của bé dễ dàng hơn.
'Cẩm nang' ăn dặm cho bé 6 - 8 tháng
– Chất đạm: thịt gà, đậu hũ. Với các bé 8 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé thử món đậu hủ cắt cục nhỏ trộn với ngũ cốc (loại dùng ăn sáng với sữa) nghiền nhỏ hay bột ngũ cốc của bé. Nhiều chuyên gia nhi khoa khuyên khích nên cho bé ăn thịt ngay từ những ngày đầu ăn dặm để bổ sung được lượng sắt có trong thịt. Tuy nhiên, mẹ nên trao đổi thêm với bác sĩ trước khi quyết định.
– Chế phẩm từ sữa: sữa chua nguyên kem không đường. Khoảng 8 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé dùng loại sữa chua nguyên kem không đường và phô mai dành cho em bé. Thậm chí, nhiều chuyên gia còn khuyến khích cho bé ăn sữa chua từ trước 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, để đảm bảo, mẹ chỉ nên cho bé ăn sữa chua tự làm bằng sữa công thức. Trên 6 tháng tuổi, bé mới có thể ăn sữa chua được bày bán trên thị trường.
2/ Nhu cầu ăn dặm của bé 6-8 tháng tuổi
Nếu lần đầu tiếp xúc với thức ăn, bé cưng có thể chỉ tiêu thụ được khoảng 1/2 muỗng thức ăn. Tuy nhiên, nếu mẹ đã cho bé ăn dặm từ sớm, ở độ tuổi này bé cưng có thể dễ dàng “xử đẹp” 1-2 muỗng thức ăn.
Ăn dặm trong giai đoạn này vẫn chủ yếu cho bé làm quen với mùi vị và độ đặc của thực phẩm. Sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ đạo. Vì vậy, ngoài những bữa ăn dặm, mẹ vẫn nên cho bé bú sữa theo nhu cầu. Không nện quá đặt nặng việc ăn dặm của bé vào lúc này.
Trong những lần đầu tập ăn ăn, một số bé sẽ tìm cách nhè/lè thức ăn ra ngoài và điều này là bình thường. Có thể đây là dấu hiệu cho thấy bé chưa thực sự sẵn sẵng cho việc ăn dặm. Chỉ có chúng ta mới hiểu được bé muốn gì, cần gì nên hãy quan sát, cảm nhận để đưa ra quyết định xem khi nào là lúc phù hợp cho bé ăn dặm.
(Theo MB)

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.