Cảm thấy “phát điên” vì tiếng bấm bút tạch tạch? Đó là dấu hiệu bạn đã mắc chứng bệnh bí ẩn

0
143
Cảm thấy

Chứng bệnh này còn khiến bạn nổi khùng khi nghe thấy tiếng thở hay tiếng nhai kẹo cao su nữa cơ.

Nói thử xem, âm thanh nào có thể khiến bạn tức giận đến nỗi “phát điên”? Tiếng nhai kẹo cao su, tiếng máy khoan răng của nha sĩ, hay đơn giản là tiếng tạch tạch bấm bút mà cái lũ “nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò” kia vẫn làm suốt khi ở trong lớp mỗi ngày?
Nếu bạn nổi khùng với một trong những âm thanh trên, thì xin thông báo, bạn đã mắc phải hội chứng rối loạn tâm lý Misophonia.

Thuật ngữ “misophonia” nghĩa là “căm thù âm thanh”. Theo chẩn đoán sơ lược, sự căm thù ở đây hướng đến âm thanh tự nhiên của con người.

Người mắc Misophonia dễ dàng nổi điên chỉ vì những âm thanh rất nhỏ do con người gây ra như tiếng nhai thức ăn, nhai kẹo cao su, thậm chí là tiếng thở.

Lúc này, não bộ chỉ huy nhịp tim của những người mắc chứng Misophonia tăng cao, mồ hôi vã ra như tắm như một cách để đối mặt, chống chọi lại với âm thanh kia.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Newcastle đã phát hiện thấy sự khác biệt trong “cơ chế kiểm soát cảm xúc” ở não của họ khi âm thanh được kích hoạt.

Tiến sĩ Sukhbinder Kumar đến từ Viện Khoa học thần kinh tại Đại học Newcastle chia sẻ, đây là chứng bệnh còn nhiều bí ẩn và chưa có biện pháp điều trị.

Nhiều nhà nghiên cứu nhất trí rằng Misophonia có liên quan đến các chứng rối loạn tâm lý khác như rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), lo âu, trầm cảm.

Nghiên cứu này chỉ ra cho chúng tôi thấy những thay đổi trong não bộ quan trọng như thế nào và nó có thể khiến bạn “phát điên” chỉ vì nguyên nhân cực nhỏ.

Tuy nhiên, nghiên cứu trước đây của ĐH Northwestern (Mỹ) lại chỉ ra, người mắc phải hội chứng nhạy cảm với âm thanh này lại có sức sáng tạo bất ngờ. Theo đó, những người mắc Misophonia cho điểm cao hơn trong các bài kiểm tra. Và nếu như càng phải chịu đựng lâu thì phần điểm họ đạt được càng cao.

 

Theo Trí Thức Trẻ