Vẫn biết là phải tránh xa những loại bánh không nhãn mác nhưng đôi khi, chúng ta vẫn có thể ngộ độc vì vô tình sử dụng những loại bánh trung thu có “vỏ bọc” khiến ta mất cảnh giác.
-
1
Rẻ đắt đều bắt mắt
Dù còn gần tháng nữa mới đến Rằm tháng Tám nhưng tại chợ Đồng Xuân, chợ Hôm, Cầu Giấy, Phùng Khoang và dọc các tuyến đường ở khu vực Thanh Xuân, Mỹ Đình, Cầu Giấy (Hà Nội)… nhưng hộp bánh nướng, bánh dẻo của các hãng lớn nhỏ đã đầy ăm ắp trong các tủ kính, chất cao ngất ngưởng ở các quầy hàng.
Nhìn chung, giá bánh trung thu năm nay đều đồng loạt tăng mạnh (từ 15 – 20%) với giá cả cực đa dạng, từ 10-20.000 đồng/chiếc đến tiền triệu cho 1 hộp bánh 6-8 chiếc. Và mặc dù có sự chênh nhau rất lớn về giá cả nhưng mẫu mã, vỏ hộp của các loại bánh này không khác nhau nhiều, muốn kiểu hộp nào cũng có…
Do đó, cách duy nhất để phân biệt là đọc bao bì. Thông thường, những hộp bánh sản xuất tại các cơ sở nhỏ lẻ, thời vụ, không uy tín thường không hoặc in nơi sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng ở vị trí khó nhìn, rất mờ.
Vậy nhưng chỉ cần ngỏ ý mua số lượng nhiều làm quà cho nhân viên là chủ cửa hàng bánh kẹo (chợ Đồng Xuân) khẳng định: “Toàn bánh hàng Công ty hết đấy”.
Ảnh chỉ có tính chất minh hoạ
-
2
Cẩn thận với những loại bánh chỉ để ngắm
Chị Tuyết, chủ một cửa hàng bán bánh kẹo trên phố Trần Bình cho biết, mỗi dịp Trung thu chị thường lấy rất nhiều loại bánh của các hãng khác nhau để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
Nếu là mua về ăn, khách thường chọn dòng bình dân có giá khoảng 45-60.000 đồng/chiếc của các nhà sản xuất uy tín. Mua đi biếu tặng thì có cả dòng cao cấp lẫn rẻ tiền, tuỳ thuộc vào đối tượng được tặng là sếp, đối tác, người thân hay nhân viên, người làm….
Riêng dòng bánh bày mâm cỗ là chính (các loại hình cá, heo…) thì dù không xuất xứ, nhãn mác cũng rất được các hội đoàn trường ưa chuộng vì hình thức đẹp, dễ bày.
Ngoài ra, có 1 số loại lại được thiết kế để chơi với những chiếc bánh hình heo, cá đựng trong những chiếc giỏ tre đan mô phỏng lồng đựng heo, nơm úp cá…
Tuy nhiên, do dòng bánh này không hề rẻ, thường chỉ sử dụng bột bánh (bánh chay không nhân) nên ít phụ huynh nào để ý nguy cơ ngộ độc tiềm ẩn trong những loại bánh bắt mắt này.
Theo PGS.TS. Trần Đình Toán, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Hữu Nghị, khi mua phải những chiếc bánh có mùi thơm hắc ở vỏ bánh, vỏ bánh hay nhân bên trong có màu xỉn, tối, hoặc sáng bóng, rực rỡ (xanh, tím, vàng… theo màu của trà xanh, khoai môn, đỗ xanh…) và không có mùi thơm tự nhiên thì tốt nhất nên bỏ. Vì mùi hắc, màu sắc rực rỡ là do sử dụng chất tạo màu, tạo mùi công nghiệp, vỏ và nhân bánh xỉn, không thơm tự nhiên là do sử dụng nguyên liệu không tươi, không đảm bảo an toàn vệ sinh….
Ngoài ra, với những chiếc bánh không được đựng trong những bao bì dành cho thực phẩm thì tuyệt đối không nên ăn vì bánh có thể đã bị nhiễm khuẩn, bụi bẩn trong quá trình vận chuyển cũng như chơi đùa.
Tham khảo ngay chuyên mục Tết trung thu để nắm được những điều cần biết cho mùa trung thu thật trọn vẹn và an toàn bạn nhé!!!!
Tham khảo:
>> Cách làm bánh trung thu ngon mà an toàn
>> Cách chọn bánh trung thu đảm bảo chất lượng
>> Cách chọn mua quà trung thu cho bé