Cẩn trọng với nhiễm trùng sau sinh

Cẩn trọng với nhiễm trùng sau sinh
Sinh con xong, niềm vui vỡ òa chưa dứt, mẹ đã phải đối mặt với nguy cơ bị nhiễm trùng sau sinh dù là sinh thường hay sinh mổ. Dưới đây là những điều cần biết về nhiễm trùng sau sinh mà bất kỳ phụ sản nào cũng cần biết để vệ sức khỏe của mình tốt hơn.
Nhiễm trùng sau sinh là gì?
Nhiễm trùng là hiện tượng vi khuẩn xâm nhập làm tổn thương các vết thương hở bị gây ra trong quá trình mẹ sinh con ở cổ tử cung, âm đạo, đáy xương chậu (đặc biệt là nếu bạn bị cắt tầng sinh môn), hoặc vết thương ở bụng khi bạn sinh mổ. Không phải mọi nhiễm trùng đều xảy ra ở vùng xương chậu, mà còn có thể xảy ra trong bàng quang hoặc thận, nếu bạn sử dụng thiết bị thông tiểu.
Tỉ lệ phụ nữ bị nhiễm trùng sau sinh 
Theo ước tính có khoảng 8% phụ nữ bị nhiễm trùng sau sinh, ở các mức độ khác nhau. Phụ nữ sinh mổ có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn. Nhiễm trùng cũng có thể xảy ra nếu các phần còn sót lại trong nhau thai vẫn còn ở trong tử cung.
Cẩn trọng với nhiễm trùng sau sinh
Triệu chứng của nhiễm trùng sau sinh
Các triệu chứng của nhiễm trùng sau sinh rất đa dạng, với các biểu hiện rõ ràng nhất là đau, nóng rát, sưng phù và có mùi ở khu vực bị tổn thương. 
Nhiễm trùng sau sinh nguy hiểm như thế nào?
Nhiễm trùng sau sinh rất nguy hiểm, đặc biệt là khi không được phát hiện và điều trị kịp thời. Ví dụ, nhiễm trùng trong tử cung có thể dẫn đến tình trạng máu đông, nhiễm trùng thận gây tổn thương thận và vi khuẩn vào máu sẽ gây ra nhiễm trùng máu vô cùng nguy hiểm. Với những dạng nhiễm trùng nhẹ, cơ thể có thể tự phục hồi, nhưng nếu không được vệ sinh đúng cách và dùng thuốc điều trị, tình trạng nhiễm trùng có thể trở nên trầm trọng hơn và khiến mẹ nguy kịch.
Phòng tránh nhiễm trùng sau sinh
Để phòng tránh nhiễm trùng sau sinh, trước tiên bạn cần hiểu được ý nghĩa của việc làm này đối với sức khỏe của mình. Hãy tuân thủ các bước vệ sinh sau sinh đúng cách. Theo dõi tình trạng vết thương trong và ngoài cơ thể. Nếu thấy có dấu hiệu không tốt như sốt, đau lâu ngày không giảm, bạn cần đi khám sức khỏe ngay. 
Thêm vào đó, bạn cần hạn chế vận động mạnh để tránh làm tổn thương các vùng bị nhiễm trùng. Nghỉ ngơi và cân bằng dinh dưỡng là những việc làm không thể bỏ qua trong các tuần đầu tiên sau khi bạn sinh xong. Nếu bạn cần uống thuốc kháng khuẩn, hãy chắc chắn rằng các loại thuốc bác sĩ kê đơn cho bạn đều không ảnh hưởng đến việc cho con bú.

Xem thêm

Làm đẹp sau sinh

Giam can sau sinh

Nguyễn Mai Nguồn: WTE

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.