Các khu vực nhiệt đới ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ có thể chứng kiến “sự xuất hiện lâu dài của cái nóng mùa hè không có tiền lệ” trong vòng 20 năm tới – các nhà khoa học vừa cảnh báo.
>> Gấu Bắc cực băng đang tan chảy
>> Nghiên cứu về biến đổi khí hậu trên các sông băng đang tan chảy
Khu vực nhiệt đới và hầu hết ở bán cầu bắc sẽ trải nghiệm sự tăng nhiệt độ vào mùa hè nếu khí thải nhà kính tiếp tục tăng lên theo tốc độ hiện tại.
Những đụn cát đỏ ở Namibia. Hầu hết châu Phi, châu Á, Nam Mỹ có thể chứng kiến
cái nóng bất thường của mùa hè.
Các nhà nghiên cứu tại ĐH Stanford nói rằng Bắc Mỹ, bao gồm Mỹ, nam châu Âu và Trung Quốc dễ phải chịu những thay đổi khắc nghiệt về nhiệt độ mùa hè trong vòng 60 năm tới. Sự thay đổi lớn này sẽ có thể tạo ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe con người, và tới việc sản xuất nông nghiệp và hệ sinh thái.
Tác giả đứng đầu nghiên cứu Noah Diffenbaugh nói: “Theo dự đoán của chúng tôi, những diện tích lớn của Trái đất dễ bị nóng lên nhanh đến nỗi tới giữa thế kỷ này, thậm chí những mùa hè mát mẻ nhất cũng sẽ nóng hơn mùa hè nóng nhất của 50 năm qua” – ông nói – “Khi các nhà khoa học nói về sự nóng lên toàn cầu gây ra những đợt nắng nóng, người ta thường hỏi rằng có phải điều đó nghĩa là mức nhiệt độ cao nhất sẽ trở thành “mức trung bình mới” hay không”
Để xác định ảnh hưởng của mùa tới sự nóng lên toàn cầu trong các thập kỷ tới, tiến sĩ Diffenbaugh và đồng sự đã phân tích hơn 50 mô hình thử nghiệm. Trong số đó có những mô phỏng trong thế kỷ 21 khi sự tập trung của khí thải nhà kính được dự đoán sẽ tăng lên.
Những mô phỏng của thế kỷ 20 trước đó đã “đoán” chính xác khí hậu Trái đất trong 50 năm qua. Một ví dụ về hậu quả nghiêm trọng do mùa hè khắc nghiệt gây ra, theo tiến sĩ Diffenbaugh chỉ ra rằng những đợt nắng nóng kỷ lục ở châu Âu năm 2003 đã giết chết 40.000 người.
Theo GD&TĐ