Khi các nhà khoa học phát minh ra công cụ phát ánh sáng LED, họ không hề biết rằng loài bướm đã dùng công nghệ này 30 triệu năm nay.
Những mảng huỳnh quang trên cánh của loài bướm đuôi nhạn châu Phi hoạt động tương tự như những di-ốd phát ánh sáng (LEDs)
Công nghệ LED này ngày nay được dùng trong các thiết bị điện tử và màn hình.
Công trình nghiên cứu của Đại học Exeter, Anh quốc, về vấn đề này đã được đăng trên tạp chí Khoa học.
Năm 2001, Alexei Erchak và các đồng nghiệp tại Viện công nghệ Massachusetts (MIT) đã trình bày một phương pháp tạo ra những LED hiệu quả hơn.
Và Pete Vukusic và Ian Hooper thuộc đại học Exeter đã chứng minh rằng loài bướm đuôi nhạn dùng phương pháp tương tự như vậy để phát tín hiệu cho nhau.
Bướm đuôi nhạn sống tại miền đông và trung Phi. Loài bướm này có cánh màu sẫm với những mảng màu xanh sáng.
Đôi cánh của bướm đuôi nhạn đóng vai trò như những miếng pha lê hai chiều chứa đầy sắc tố và được cấu trúc theo cách mà chúng có thể tạo ra huỳnh quang đậm đặc.
Những mảng mầu trên cánh bướm hấp thụ ánh sáng cực tím, sau đó phát lại, dùng huỳnh quang, thành những tia sáng màu xanh.
Theo 24h/BBC