Carbon không phải kẻ thù của Trái Đất, thế giới cần nhìn nhận lại điều đó

Trong suy nghĩ và trí tưởng tượng của nhiều người, carbon được xem là một chất thải độc hại. Theo cách nói ẩn dụ thì nó chẳng khác nào những chất bùn quánh, đen sì và kinh tởm, đang rò rỉ ra từ những thùng phi hóa chất và chảy vào bầu khí quyển.

Với sự quan tâm của cộng đồng internet, và trong những nghiên cứu khoa học nóng hổi về biến đổi khí hậu thì câu từ không được giải thích một cách cặn kẽ cho công chúng. Không khó để giải thích tại sao carbon ngày nay bị mọi người xem như quỷ dữ.

Đó là vấn đề chính mà William McDonough, một kiến trúc sư và nhà thiết kế hoạt động tích cực vì những kiến trúc xanh, bàn luận trong một bài đăng trên tạp chí Nature:“Carbon không phải kẻ thù”.

Trong bài viết, McDonough chỉ ra carbon không phải nguyên tố hóa học để chúng ta nói xấu. Ngược lại, nó là một phần thiết yếu của sự sống trên Trái Đất: trong quá trình quang hợp, carbon trong đất, “siêu carbon”, những phân tử xây dựng lên sự sống trên hành tinh.

Khi nói đến carbon, đừng chỉ tưởng tượng đến những hình ảnh thế này.

“Thay vì tuyên chiến với sự phát thải carbon, chúng ta có thể làm việc với carbon ở mọi dạng vật chất của nó”, McDonough viết. Ông mong muốn mọi người có cái nhìn tích cực hơn với carbon.

Từ đó, thay vì nghĩ carbon chỉ gây hại và chúng ta nên giảm thiểu khí thải nhà kính, tại sao mọi người không thể nghĩ rằng chúng ta sẽ làm cho hành tinh trở nên tốt đẹp hơn, cũng với sự có mặt của carbon. Ví dụ như carbon trong đất là một phần thiết yếu đối với sự sống của thực vật.

“Carbon có thể được sử dụng một cách an toàn, hiệu quả và có lợi”, McDonough cho biết. Để phân biệt rạch ròi vấn đề này ông muốn sử dụng một số thuật ngữ mới để nói về carbon bao gồm: carbon sống, carbon bền và carbon không bền.

Theo McDnough, cách gọi chung chung cũ của carbon là quá khó hiểu. Nó gây lẫn lộn giữa những thuật ngữ như “carbon-negative”(carbon tiêu cực hay âm carbon) và “carbon-positive” (carbon tích cực hay dương carbon). Cả hai đều được đưa ra với nghĩa loại bỏ carbon khỏi khí quyển nhưng trong các bối cảnh khác nhau.

Carbon có thể được sử dụng một cách an toàn, hiệu quả và có lợi.

Ví dụ như Bhutan, một quốc gia nhỏ bé trên dãy Himalaya tuyên bố họ là quốc gia âm carbon (carbon-negative). Bối cảnh là đất nước này có một diện tích rừng cực lớn nhưng dân số ít, khiến lượng khí thải carbon mà rừng hấp thụ còn lớn hơn lượng khí carbon mà cả nước thải vào khí quyển.

Ngược lại, trong bối cảnh của một số doanh nghiệp, họ tự hào rằng mình đang hấp thụ carbon bằng cách trồng cây hoặc sản xuất năng lượng tái tạo nhiều hơn cả mức họ cần đến. Lúc này, các doanh nghiệp tuyên bố họ là doanh nghiệp carbon tích cực (carbon-positive).

Cuối cùng không thể biết carbon-negative hay carbon-positive, thế nào mới đáng tự hào và đáng khuyến khích?

Đâu chỉ là kẻ thù, carbon đang nuôi dưỡng sự sống trên hành tinh.

Ở Mỹ, có một sự chồng chéo ý nghĩa trên carbon gây ra rất nhiều mâu thuẫn. Khí carbon dioxide (CO2): đối với Cục Quản lý Đất đai Hoa Kỳ (BLM) là một loại hàng hóa, đối với Cơ quan Bảo vệ Môi sinh (EPA) là một chất gây ô nhiễm. Còn đối với Chicago Climate Exchange (một hệ thống giao dịch khí thải nhà kính), khí CO2 lại là công cụ tài chính.

Với tự nhiên, carbon là một chìa khóa quan trọng đại điện cho cho độ “khỏe” của đất. Carbon trong đất là yếu tố điều khiển sự tăng trưởng của cây trồng. Khi đó, carbon đất là một đầu của cây cầu nối giữa carbon trong khí quyển, môi trường nước và các vi khuẩn trong đất. Các vi khuẩn này tự nó lại là một cây cầu nối giữa đất đai có hoạt tính sinh học và các loài thực vật.

Tòa nhà này sử dụng những thiết kế carbon bền vững.

“Chúng ta hãy giữ cho những cây cầu carbon luôn thông thoáng, ở cả nông thôn và thành thị”, McDonough viết. “Hãy sử dụng carbon từ không khí làm nhiên liệu cho các quá trình sinh học, làm giàu carbon trong đất và đảo ngược biến đổi khí hậu.

Hãy áp dụng những thiết kế canh tác nông nghiệp và đô thị tái sinh, để tăng khả năng quang hợp, tăng cường hoạt tính sinh học, xây dựng hệ thống thực phẩm đô thị và thúc đẩy một vòng khép kín của carbon dinh dưỡng.

Hãy biến những nhà máy xử lí nước thải thành các nhà máy sản xuất phân bón. Hãy nhận ra rằng carbon là một tài sản và nhìn nhận chu kỳ carbon đem lại sự sống như một mô hình cho những thiết kế của con người”.

Trong bài viết của McDonough, positive-carbon (carbon tích cực) không đơn giản chỉ là tuyên bố cho quá trình hạn chế hay tăng lượng carbon. Đó là một quá trình mà carbon trong khí quyển, thứ đưa chúng ta vào nhiều hậu quả của biến đổi khí hậu, chuyển thành những dạng khác hữu ích, chẳng hạn như tăng cường dưỡng chất cho đất hoặc để làm nguyên vật liệu sản xuất nhựa.

Có thể thấy rằng, qua góc nhìn của McDonough carbon không có mặt tốt và xấu rõ ràng. Theo anh, những gì nên làm là khiến cho những gì mà con người tạo nên đồng điệu hơn với chu trình carbon của tự nhiên. Nếu làm được như vậy, chúng ta sẽ cung cấp một mô hình tạo cảm hứng cho tất cả mọi người cùng hành động ngăn chặn biến đổi khí hậu. Tất cả bắt đầu với việc thay đổi cách chúng ta nói về carbon.

 

Theo Trí Thức trẻ