Thiết bị kiểm tra nồng độ cồn và chất kích thích của cậu bé 13 tuổi, gốc Ấn Độ có cấu tạo gồm: máy ảnh kỹ thuật số, đèn flash có khả năng chiếu sáng tốt và lõi giấy vệ sinh.
Phát minh thiết bị kiểm tra nồng độ cồn từ lõi giấy vệ sinh
Theo Business Insider, Krisha Reddy (13 tuổi, đến từ Wichita Falls, bang Texas, Mỹ) đã phát minh ra thiết bị có khả năng phát hiện người sử dụng rượu hoặc chất kích thích thông qua sự phản xạ của đồng tử đối với ánh sáng. Thiết bị này có cấu tạo 3 phần: máy ảnh kỹ thuật số, đèn flash có khả năng chiếu sáng tốt và lõi giấy vệ sinh.
Sau khi bật đèn flash, người dùng sử dụng lõi của cuộn giấy vệ sinh để hướng ánh sáng vào đồng tử mắt, rồi sử dụng máy ảnh kỹ thuật số để quay lại quá trình co dãn của đồng tử. Một chương trình phần mềm do Reddy viết sẽ có nhiệm vụ kiểm tra sự co dãn này.
Chân dung chàng trai tài năng – Krisha Reddy.
Một người được kiểm tra uống rượu hoặc thuốc giảm đau nhóm opioid, đồng tử sẽ co lại. Còn nếu người đó sử dụng LSD (một loại ma túy gây ảo giác cực mạnh), nấm ảo giác hoặc cocain thì đồng tử sẽ dãn ra.
Ngoài chức năng kiểm tra nồng độ cồn giống như các thiết bị thông dụng, phát minh của cậu bé 13 tuổi còn có thể phát hiện cả chất kích thích, thuốc ngủ, thuốc giảm đau trong cơ thể người sử dụng.
Nhờ phát minh sáng tạo này, Krisha Reddy đã trở thành một trong 10 bạn trẻ lọt vào vòng chung kết cuộc thi Young Scientist Challenges (Thử thách dành cho nhà khoa học trẻ) do kênh Discovery Education và 3M tổ chức.
Theo Zing