Mới đây, cuốn sách về chế độ ăn uống “The Big Fat Surprise” (đứng đầu danh sách bán chạy nhất nước Mỹ) của nhà báo người Mỹ có tên là Nina Teicholz được phát hành tại Anh trong tuần này, đã đưa ra những bằng chứng bất ngờ phản bác lại quan niệm lệch lạc bấy lâu về chất béo.
Phát biểu với tờ Wall Street Journal, bà cho biết chưa có bằng chứng chắc chắn nào cho thấy chất béo có thể sẽ gây bệnh, đặc biệt là nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch và béo phì. Ngược lại, chất béo thực sự rất tốt cho sức khỏe của bạn.
Cuốn sách được tung ra vào cùng thời điểm với nghiên cứu làm sáng tỏ nghi vấn chất béo và cholesterol không phải là nguyên nhân chính gây ra bệnh tim mạch. Bà cho biết: “Hàng thập kỷ qua, chúng ta đều nghĩ rằng một chế độ ăn giúp bạn giảm cân hiệu quả và có sức khỏe tốt hơn là phải cắt giảm lượng chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa, nếu như bạn không đạt được những mục tiêu đó chứng tỏ là bạn đã không cố gắng. Nhưng bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết chế độ ăn kiêng ít chất béo mới thực sự là nguyên nhân khiến bạn mắc phải các vấn đề sức khỏe? Và những thực phẩm như các loại pho mát kem, thịt bò lại là chìa khóa để ngăn chặn bệnh béo phì, tiểu đường và tim mạch?”.
Teicholz đưa ra tư liệu về kết quả sau 60 năm tư vấn về dinh dưỡng. Kết quả cho thấy, thực hiện chế độ ăn có ít chất béo trong thời gian dài đã dẫn tới hậu quả tai hại cho sức khỏe chúng ta ở mức độ không thể kiểm soát. Đặc biệt, chính sách dinh dưỡng lệch lạc này còn lan rộng và ảnh hưởng trên toàn bộ dân số thế giới suốt trong nửa thế kỷ qua.
Những nhầm lẫn tai hại này là kết quả của tổng hợp các lý do, từ nền chính trị, khoa học yếu kém đến những con số thống kê sai lệch và những tham vọng cá nhân của con người trong nhiều năm.
Cuốn sách của Nina Teicholz đưa ra nhiều kết luận gây bất ngờ và tranh cãi (Ảnh minh họa: Dailymail)
… trong đó, bà cho biết chất béo không phải là nguyên nhân gây ra bệnh béo phì và các bệnh tim mạch như nhiều người vẫn nghĩ. (Ảnh minh họa: Dailymail)
Cuốn sách của Nina Teicholz ra đời với đầy đủ các ghi chú và trích dẫn dựa trên nhiều năm nghiên cứu về dinh dưỡng và một cuộc điều tra về những tác động dinh dưỡng với bản thân trong 9 năm dưới góc nhìn của một nhà phê bình thực phẩm.
Phát biểu trên tờ The Sunday Times, bà cho biết mình đã giảm được 5 kg và lượng cholesterol được cải thiện đáng kể nhờ một chế độ ăn giàu chất béo bão hòa (các món ăn nhiều bơ, thịt và kem). Nina Teicholz cho rằng giả thuyết ban đầu rằng chất béo bão hòa làm tăng nồng độ cholesterol của bạn và gây ra cơn đau tim là không đúng sự thật. Đúng là chất béo bão hòa làm tăng lượng cholesterol nhưng đây không phải là yếu tố làm tăng nguy cơ đau tim. Cơ thể của bạn cũng cần bổ sung cholesterol và chất béo bão hòa bởi có những chức năng phù hợp với cơ thể. Nina Teicholz cho rằng có hai loại cholesterol và một trong số chúng thực sự có ích cho cơ thể.
Bà khuyên rằng dùng sữa tươi nguyên chất là tốt hơn so với sữa tách kem bởi vì chất béo bên trong nó giúp hấp thụ vitamin A và D. Hơn nữa, nó có lượng đường thấp hơn sữa đã tách kem bởi vì khi chế biến, các nhà sản xuất thường thay thế chất béo bằng carbohydrate tinh chế – tác nhân gây ra bệnh viêm và các bệnh tật nguy hiểm khác.
Tuy nhiên, Tiến sĩ David Katz, một nhà dinh dưỡng và học thuật tại Đại học Yale, Mỹ vẫn khăng khăng với quan niệm cũ và cho rằng “Đưa chất béo bão hòa vào chế độ ăn uống của chúng ta sẽ là một sai lầm bi thảm. Một chế độ ăn toàn bộ là thịt, bơ và pho mát ở bất cứ nơi nào trên thế giới không thể mang lại cho bạn một sức khỏe tốt”.
Nghiên cứu và cuốn sách tư vấn dinh dưỡng của nhà báo Nina Teicholz thực sự khiến chúng ta phải nhìn lại những quan niệm về chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa. Bạn thấy đấy, một chế độ ăn uống khỏe mạnh vẫn nên có đầy đủ các chất dinh dưỡng thông thường: rau, quả, đậu, đậu lăng, các loại hạt, hạt giống, loại còn nguyên cám. Thêm nữa là cá, hải sản, sữa và thịt nạc. Đừng bỏ quên hay loại bỏ hoàn toàn chất béo ra khỏi thực đơn của bạn nhé, chất béo mang rất nhiều công dung và một trong số chúng thực sự có ích cho sức khỏe chúng ta.
Thúy Vũ
Dịch theo Dailymail
Một số hiểu lầm căn bản khác có thể bạn không biết:
“Tuyệt đối không tiêm vắc xin khi trẻ bị sốt” |
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.