Chateau of Chillon là lâu đài nổi tiếng ở thành phố xinh đẹp Montreux của Thụy Sĩ. Nó được xây dựng trên một hòn đảo lớn, nằm nhô lên gần bờ Đông; hồ Geneva hay còn được gọi là hồ Chanh vào thế kỷ thứ XIII. Đây là một địa điểm du lịch thú vị đáng chú ý của Thụy Sĩ.
Lâu đài nằm giữa một bên là hồ, một bên là núi, cảnh trí vô cùng độc đáo. Lâu đài Chillon nổi tiếng không thua gì lâu đài Chenonceau ở thung lũng sông Loire của Pháp và hàng năm thu hút 300.000 du khách từ khắp nơi trên thế giới.
Lâu đài có hình vòm, cao 110m và rộng 50m; được xây dựng trên một tảng đá khổng lồ hình bầu dục nằm bên hồ Léman.
Từ cuối thế kỷ XVIII, lâu đài là một điểm đến của những văn sĩ trường phái lãng mạng. Từ Jean – Jacques Rousseau cho đến Victor Hugo… lâu đài Chateau of Chillon luôn có cách hấp dẫn giới văn nghệ sĩ trên thế giới do địa thế độc và lạ của mình.
Lâu đài đẹp nhất đất nước Thụy Sĩ này luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thơ trên thế giới. Một trong những nhà thơ nổi tiếng của nước Anh là Byron đã có sáng tác nổi tiếng tại đây mang tên ” Người tù nhân của Chillon” vào năm 1816.
Lịch sử ghi lại rằng đã có một lâu đài được xây dựng trước đó tại hòn đảo này vào thế kỷ thứ VIV; nhằm bảo vệ một trong những con đường chính tới St. Bernard qua Italy. Tuy nhiên nó đã bị phá đi và lâu đài Chateau of Chillon được xây dựng lên vào thế kỷ XIII.
Ngoài ra, lâu đài Chateau of Chillon còn nổi tiếng về bề dày văn hóa và lịch sử. Nó là một pháo đài quan trọng thời Trung cổ do chiến lược định vị trên một hòn đảo đề phòng xâm lược từ phía bên ngoài.
Lâu đài được khởi công từ thế kỷ XIII, bởi Pierre II của Savoie ; do sự thiết kế của kiến trúc Pierre Mainier. Lâu đài là một quần thể 25 công trình xây dựng với gần 100 tòa nhà; dài 110m và bên rộng nhất là 50m, đã được liên kết để trở thành một khu liên hiệp thống nhất.
Đây là một lâu đài được coi là một trong những thắng cảnh đẹp ở Châu Âu vì vẻ đẹp nên thơ của nó; nhiều du khách khi đến viếng thăm Thụy Sĩ thường tìm đến thăm lâu đài này.
Để trùng tu lâu đài theo một cách chuyên nghiệp nhất, đích thân những vị tiến sĩ, những nhà khảo cổ phải làm công việc của một thợ hồ, thợ mộc. Họ tự tay chọn chất liệu, tỉ mỉ ngồi ghép từng viên gạch men nhỏ xíu, trộn hồ và xây cất.
Họ phải luôn xóa dấu vết của việc sửa chữa và khéo léo ” ngụy trang” sao cho mọi thứ trông cổ kính như thời mới xây.
Có thể nói, nơi đây dường như là một thế giới khác… tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài : ồn ào và vội vã… thật hiếm thấy phải không nào!
Lâu đài Chateau of Chillon không phải là lâu đài rỗng ruột như phần nhiều những lâu đài khác ở Châu Âu. Bên trong lâu đài, các phòng được trang bị đầy đủ; từ phòng ngủ, phòng ăn, phòng đọc sách, phòng vũ khí cho tới… phòng tắm và WC – mọi thứ đều tôn trọng “thời gian”; có nghĩa là trông cổ kính, chút gì đó xưa cũ và hầu như không có vật dụng gì của cuộc sống hiện đại.
Ngày nay, khách du lịch đến thăm có thể nhìn thấy nhà tù nổi tiếng của lâu đài và tận mắt nhìn thấy Hội trường lớn, Hội trường công lý, những kho vũ khí… Tại lâu đài này, một người tù nhân nổi tiếng nhất Bonivard đã bị giam giữ từ 1530 đến 1536 khi thử mang chủ nghĩa tôn giáo tới Thụy Sĩ.