Tiết kiệm, hiệu quả, và không chứa các hóa chất độc hại – mặt nạ dưỡng tóc tại gia với các thành phần tự nhiên luôn là yếu tố không thể thiếu trong quá trình làm đẹp của XX. Nhưng liệu bạn có nắm rõ những sai lầm khiến mặt nạ dưỡng tóc tự chế phản tác dụng không?
Thành phần không đảm bảo
Không giống như các sản phẩm dưỡng tóc công nghiệp có sự kiểm tra gắt gao về thành phần, các nguyên liệu trong mặt nạ ủ tóc tại gia đôi khi không đảm bảo chất lượng, từ đó làm giảm hiệu quả của mặt nạ. Các công thức mặt nạ dưỡng tóc tự chế thường chứa tinh dầu, song hiện nay tinh dầu kém chất lượng lại trôi nổi rất nhiều trên thị trường. Hấp tóc bằng các loại tinh dầu để lâu, có pha lẫn tạp chất,…có thể làm tóc khô và xơ thêm.
Với công thức mặt nạ dưỡng tóc có chứa tinh dầu, XX nên lựa chọn các địa chỉ uy tín để mua nguyên liệu, ngoài ra có thể nhận biết tinh dầu kém chất lượng qua các dấu hiệu như: Chai đựng tinh dầu bằng nhựa sáng màu thay vì thủy tinh, nắp không chặt, có mùi thơm quá nồng nàn (thường được pha thêm hương liệu tổng hợp),…
Bảo quản không đúng cách
Thành phần hoàn toàn tự nhiên, nên các loại mặt nạ dưỡng tóc tự chế cũng “đỏng đảnh” hơn những sản phẩm dưỡng tóc có chứa chất bảo quản. Nhiều bạn gái có thói quen trộn mặt nạ rồi bỏ vào tủ lạnh dùng dần, điều này dễ dẫn đến hiện tượng mặt nạ bị tách nước, các nguyên liệu mất tác dụng, thậm chí làm hại đến tóc.
Để tránh tình trạng này, tốt nhất chúng mình chỉ trộn mặt nạ đủ cho một lần dùng. Phần còn dư, nếu có, nên bọc kín bằng màng bọc thực phẩm và trữ trong ngăn mát tủ lạnh tối đa 5 ngày. Riêng tinh dầu mua về cần để nơi thoáng mát, đựng trong chai thủy tinh tối màu để giảm hiện tượng quang hóa, khi dùng xong đóng thật chặt nắp, tránh không khí lọt vào làm biến đổi tinh dầu.
Ủ quá lâu và quá nhiều lần trong một tuần
Mặt nạ ủ tóc tự chế rất kinh tế và lại dễ làm, do đó các bạn gái thường hay “tham lam” ủ tóc thật lâu và thật nhiều. “Bệnh tranh thủ” này không những không giúp tóc hấp thu thêm dưỡng chất, mà còn khiến tóc “bội thực”, dẫn đến các hiện tượng như: quá nhiều dưỡng khiến tóc bết dầu, mất đi độ bồng bềnh, sinh thêm nhiều gàu,…
Khi sử dụng mặt nạ dưỡng tóc tự chế, XX nên nhớ thời gian ủ hợp lý cho tóc là tối thiểu 20 phút và tối đa 40 phút, ít hơn sẽ làm tóc không kịp ngấm dưỡng chất, và nhiều hơn dễ gây nên tình trạng tóc bết dầu. Ngoài ra bạn gái chỉ nên ủ tóc bằng mặt nạ thiên nhiên từ 2-3 lần một tuần, với tóc nhiều dầu có thể giảm cường độ xuống còn 1-2 lần một tuần.
Không hiểu tóc cần gì
Khi mua mặt nạ dưỡng tóc công nghiệp, trên vỏ hộp thường có hướng dẫn sử dụng và miêu tả sản phẩm, giúp chúng mình hiểu rõ mặt nạ hợp với tóc gì. Tuy nhiên việc sử dụng mặt nạ dưỡng tóc tự chế lại cần có sự hiểu biết của bạn về với đặc tính tóc mình. Rất nhiều bạn gái dù tóc dầu nhưng lại dùng các loại mặt nạ chứa nhiều chất dưỡng ẩm, kết cấu đặc,…khiến tóc không khỏe thêm mà còn bóng nhờn, dễ gãy rụng.
“Bí kíp” cho việc pha chế mặt nạ dưỡng tóc tại nhà là nắm rõ các nguyên liệu phù hợp với từng loại tóc. Với tóc dầu, nên sử dụng các công thức có chứa sữa chua, chanh, lô hội, trà, lòng đỏ trứng,…Tóc khô nên “kết đôi” với quả bơ, chuối, mật ong, dầu ô-liu,…Trong khi đó mặt nạ chứa bột cà phê hợp với tóc nhuộm nâu, và lá hương thảo thì giúp tóc ánh vàng bền màu hơn.
3 hỗn hợp trong dân gian giúp tẩy sạch lông tại nhà
(Làm Đẹp) – Trong dân gian có nhiều cách giúp tẩy sạch lông mang lại hiệu quả cao. |
Nguồn: Trà My / Trí Thức Trẻ/Theo Khỏe & Đẹp
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.