Chị em thi nhau bơm, rạch để có môi trái tim quyến rũ

môi trái tim

Phương pháp tiêm hay phẫu thuật tạo khuôn môi hình trái tim đang “làm mưa làm gió” trên những diễn đàn về chủ đề làm đẹp của một nửa thế giới. Rất nhiều chị em đã tìm đến các trung tâm thẩm mỹ với mong muốn được sở hữu cặp môi hợp mốt và sành điệu.

môi trái tim
Hai phương pháp phổ biến nhất để tạo hình môi trái tim là tiêm chất làm đầy hoặc phẫu thuật thu gọn viền môi

Tiêm chất làm đầy tạo đỉnh trái tim cho môi

Với ưu điểm không cần “bóc tách” và không phải trải qua phẫu thuật, thường được quảng cáo là “hiệu quả tức thì” chỉ sau 5 – 10 phút, phương pháp tiêm chất làm đầy cho môi đang được khá nhiều chị em áp dụng.

Tuy nhiên, thực tế vẫn có những trường hợp môi bị sưng 1, 2 ngày đầu, thậm chí gây khó chịu lâu dài cho những ai dị ứng với chất tiêm vào. Tuy đơn giản, ít gây đau đớn hơn so với phẫu thuật nhưng tiêm môi chỉ có công dụng tạm thời trong vài tháng, lâu nhất là hơn một năm tùy theo dung dịch được chọn.

Các chất làm đầy môi thường được sử dụng là collagen, restylan hay perlane… Theo chia sẻ từ thạc sỹ, bác sỹ Phạm Thị Việt Dung – Giảng viên bộ môn Phẫu Thuật Tạo Hình trường đại học Y Hà Nội, bác sỹ Khoa Phẫu Thuật Tạo Hình bệnh viện đa khoa Xanh Pôn:

Các chất làm đầy nêu trên đã được kiểm nghiệm và cấp giấy chứng nhận tai Mỹ (FDA approved). Cũng là những chất này, nhưng chỉ những sản phẩm được nhập bởi các công ty có giấy phép nhập khẩu (có phép của Bộ Y tế và có Visa) mới được sử dụng. Các sản phẩm khác trôi nổi trên thị trường đều không được phép sử dụng tiêm vào cơ thể người.

Các chất làm đầy nói trên bản chất giống các chất có trong cơ thể người nên khả năng tương thích sinh học cao, hiếm khi gây thải loại và các phản ứng. Các biến chứng tạo u hạt, xơ, biến dạng vĩnh viễn thường xảy ra với sillicon lỏng và các chất chưa được kiểm nghiệm khác. Hiện nay có nhiều sản phẩm giả, mang tên là collagen nhưng thực chất là sillicon lỏng đã bị cấm sử dụng vẫn đang được lưu hành và gây rất nhiều biến chứng.

Mặt khác, các chất làm đầy bắt buộc phải được tiêm bởi các bác sỹ được đào tạo qua chuyên nghành phẫu thuật tạo hình, thẩm mỹ. Tại cơ sở, đã gặp rất nhiều trường hợp biến chứng do được tiêm bởi các chất làm đầy không rõ nguồn gốc và bởi nhân viên Spa, làm tóc…mà không phải nhân viên y tế.”

môi trái tim
Phương pháp tiêm chất làm đầy ít gây đau đớn và cho kết quả khá nhanh chóng

Chi phí tiêm môi cũng không hề rẻ hơn phẫu thuật. Mức giá trung bình hiện đang được áp dụng tại các thẩm mỹ viện vào khoảng 6 triệu đồng/ 1cc chất làm đầy. Tùy theo hình dáng môi mà bác sĩ sẽ tư vấn liều lượng chất làm đầy cần sử dụng, trung bình là từ 1 – 3cc một lần tiêm cho một người, tức là mức phí vào khoảng từ 6 – 18 triệu đồng.

Cũng theo lời khuyên từ bác sĩ Dung, đối với người tiêm quá nhiều chất làm đầy dẫn đến thay đổi hình dạng môi không theo ý muốn, có thể xử lý bằng cách massage nhẹ nhàng cho giảm bớt sự thay đổi hình dạng. Thông thường, chất làm đầy sẽ tự tiêu sau 3 tháng đến 1 năm, nhưng nếu muốn khắc phục hậu quả sớm hơn, các chị em cũng có thể sử dụng loại thuốc giải làm tiêu ngay chất làm đầy.

Phẫu thuật thu gọn môi tạo hình trái tim

So với tiêm chất làm đầy, phương pháp phẫu thuật thu môi, tạo hình môi trái tim được cho là ưu việt hơn bởi hiệu quả lâu dài hơn hẳn. Đây là phương pháp tạo gợn môi sao cho giống với hình trái tim nhất. Tùy vào hình dáng môi mà bác sĩ sẽ cân nhắc chỉnh sửa môi trên hay môi dưới.

Nếu tạo hình trái tim ở môi trên thì phần môi ở hai bên sẽ được làm mỏng bớt bằng cách cắt bỏ phần niêm mạc và mô thừa rồi khâu đính 2 mép niêm mạc lại. Phần môi giữa nhân trung sẽ đầy đặn hơn hẳn cho giống với đỉnh của trái tim. Nếu tạo hình môi trái tim ở môi dưới thì phần giữa môi sẽ được tạo ra một gợn nhỏ nông hay sâu tùy ý thích của từng người.

môi trái tim
Chị Trần Thị Minh Phương khá ưng ý và tự tin khoe ảnh đôi môi trái tim sau 1 tháng làm phẫu thuật
Những tai biến có thể xảy ra khi phẫu thuật nâng ngực
Những tai biến có thể xảy ra khi phẫu thuật nâng ngực
(Làm Đẹp) – Nâng cấp vòng 1 bằng cách đặt túi nâng ngực là một phẫu thuật khá phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

Nguồn: Hoài Thu (danviet)/Theo Khỏe & Đẹp

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.