Nếu phát hiện một loại côn trùng có hại mới, người ta thường đối phó bằng cách tìm một loài thích ăn chúng. Nhưng hai nhà khoa học Mỹ vừa mới tìm ra biện pháp ‘dĩ độc trị độc’ bằng cách đưa một côn trùng có hại khác vào môi trường để chúng cạnh tranh với nhau.
Bọ Adelgid. Ảnh: sciencedaily.com. |
Tiến sĩ Evan Preisser thuộc Đại học Rhode Island và tiến sĩ Joseph Elkinton của Đại học Massachusetts tiến hành thử nghiệm với hai loài côn trùng hút nhựa cây độc cần cùng có nguồn gốc từ châu Á: bọ Adelgid (có lông) và bọ vảy thân dài. Chúng đã gây hại cho các rừng độc cần ở Bắc Mỹ trong suốt một thế kỷ qua.
Hai nhà khoa học đưa một hoặc cả hai loại thiên địch lên cây độc cần. Họ nhận thấy bọ Adelgid có sức tàn phá đáng sợ hơn bọ vảy thân dài. Bọ Adelgid làm giảm một phần ba mức độ tăng trưởng của cành cây trong khoảng thời gian hai năm rưỡi (so với cây không bị bọ tấn công). Trong khi đó, bọ vảy chỉ làm giảm 5% tốc độ tăng trưởng của cành trong khoảng thời gian tương tự. Ở những cây có cả hai loại bọ, mức độ tăng trưởng của cành chỉ giảm 10%.
Nhóm nghiên cứu cho rằng sự cạnh tranh của bọ vảy khiến khả năng hút nhựa của bọ Adelgid giảm mạnh. Mặc dù cả hai loài bọ đều hút nhựa cây độc cần, song bọ Adelgid tiêm một số chất độc vào cây. Sự hiện diện của bọ vảy khiến số lượng bọ Adelgid giảm, nhờ đó lượng độc trong cây giảm.
Theo VnExpress (Economist)