Các nhà khoa học tại đại học Keio đã chỉ ra rằng chim bồ câu có thể phân biệt hình ảnh video của bản thân, thậm chí với độ trễ khoảng 5-7 giây, vì vậy khả năng tự nhận thức của chúng cao hơn một đứa trẻ 3 tuổi – độ tuổi thường gặp khó khăn tự nhận diện bản thân chỉ với 2 giây trễ.
Giáo sư Shigeru Watanabe thuộc trường cao học quan hệ loài người Keio trực thuộc đại học Keio cùng với Kohji Toda – sinh viên cao học thuộc đại học Tsukuba đã huấn luyện chim bồ câu phân biệt hình ảnh bản thân trong thời gian thực sử dụng gương và băng video. Họ đã chứng minh rằng chim bồ câu có thể nhận biết hình ảnh phản chiếu cử động của bản thân chúng.
Khả năng tự nhận diện bản thân được phát hiện thấy ở các loài có xương sống lớn như tinh tinh, phát hiện gần đây cho thấy cá heo và voi cũng có khả năng này. Việc tồn tại khả năng ở chim bồ câu cho thấy trí thông minh như năng lực tự nhận diện bản thân cũng xuất hiện ở nhiều loài động vật, không chỉ giới hạn ở loài có xương sống hay cá heo vốn là những loài có bộ não lớn.
Phương pháp và kết quả thí nghiệm
Chim bồ câu được huấn luyện để phân biệt hai loại hình ảnh video bằng phương pháp sau. Đầu tiên, các nhà nghiên cứu chiếu hình ảnh trực tiếp của nó ở thời điểm hiện tại(A) và hình ảnh được ghi lại của chim bồ câu cử động khác so với hình ảnh ở thời điểm hiện tại (B). Khi chim bồ câu học cách phân biệt hai loại hình ảnh, hình ảnh (A) được chiếu với một độ trễ thời gian, do đó màn hình chiếu hình ảnh của chim bồ câu một vài giây trước đó. Nếu chim bồ câu vẫn nhớ cử động của chính nó, nó có thể nhận ra hình ảnh bản thân dù trễ một vài giây.
Chim bồ câu có thể phân biệt sự khác nhau giữa (A) trễ một vài giây và (B). Điều này cho thấy chim bồ câu phân biệt được hình ảnh bản thân hiện tại và hình ảnh bản thân được ghi lại trong quá khứ, nghĩa là nó có khả năng tự nhận thức. Hình ảnh (A) khớp với chuyển động của nó, trong khi (B) thì không. Khả năng phân biệt hai loại hình ảnh này chỉ ra rằng chim bồ câu hiểu sự khác nhau giữa chuyển động của bản thân và chuyển động được ghi lại. Trong thí nghiệm, chính cử động của chim bồ câu khiến người ta đặt ra nghi vấn chứ không phải mức điểm đạt được trong kiểm tra của Gallup (xem giải thích ở 2-(1) bên dưới). Thời gian trễ khi chiếu hình ảnh của bản thân chim bồ câu càng dài, khả năng phân biệt của chim bồ câu càng bị đứt đoạn, điều này cũng chỉ ra rằng chim bồ câu phân biệt các hình ảnh bằng cử động của chính nó. Điều quan trọng là liệu nó có hiểu sự khác nhau giữa cử động trong hình ảnh video khớp và không khớp với cử động của chính nó hay không.
Phương pháp kiểm tra khả năng tự nhận thức ở động vật
(1) Bài kiểm tra với gương của Gallup (kiểm tra tự nhận thức)
Kiểm tra tự nhận thức trên động vật sử dụng gương được giáo sư tâm lý học Gordon Gallup Jr. tại đại học New York, Albany phát triển. Bài báo của ông được công bố vào năm 1970 trên tờ Science giải thích việc tinh tinh có khả năng tự nhận thức đã thu hút nhiều chú ý. Đây là bài kiểm tra đầu tiên về khả năng tự nhận thức ở động vật. Ông gây mê tinh tinh rồi đánh dấu bộ mặt của chúng. Khi những con tinh tinh thức dậy, chúng được cho đứng trước gương và chúng chạm vào vùng được đánh dấu tương ứng trên mặt mình. Hầu hết các bài kiểm tra tự nhận thức là biến đổi của bài kiểm tra Gallup, được sử dụng để đánh giá khả năng tự nhận thức ở nhiều loài khác nhau. Nó cũng được gọi là kiểm tra đánh dấu, hay kiểm tra đánh phấn.
(2) Đánh giá khả năng tự nhận thức ở chim bồ câu
Khả năng tự nhận thức có thể được đánh giá bằng phương pháp khớp chéo. Một ví dụ điển hình cho phương pháp khớp chéo là vẫy tay khi bạn nhìn thấy mình trong một đoạn video. Với hình ảnh trong gương hay trong video của một ai đó, khi thông tin của cơ quan tự cảm (làm thế nào tay và chân của người đó chuyển động) và thông tin thị giác tương quan với nhau, đó có thể được coi là tự nhận thức. Bài kiểm tra đánh dấu của Gallup dựa trên điều kiện tiên quyết rằng đối tượng có thể tự chạm vào bản thân. Nếu đối tượng không tự chạm vào mình, không thể khẳng định rằng nó có khả năng tự nhận thức. Tuy nhiên, bài kiểm tra được thực hiện ở chim bồ câu thu được nhiều tiến bộ hơn, dựa trên cử động của chim bồ câu. Bằng cách ghi nhớ hình ảnh được chiếu, chim bồ cầu chứng minh rằng chúng có khả năng tự nhận thức.
Khả năng tự nhận thức ở chim bồ câu cao hơn một đứa trẻ 3 tuổi.
Nhiều thí nghiệm cho thấy chim bồ câu nhận biết bằng thị giác rất tốt. Ví dụ, một nghiên cứu tại đại học Havard đã chứng minh rằng chim bồ câu có thể nhận biết các hình ảnh khác nhau của con người. Tại phòng thí nghiệm của giáo sư Shigeru Watanabe, chim bồ câu có thể phân biệt tranh của một họa sĩ này (ví dụ như Van Gogh) với tranh của một họa sĩ khác (ví dụ như Chagall).
Thêm vào đó, chim bồ câu có thể phân biệt những con chim bồ câu khác đồng thời có thể nhận biết giữa những con chim bồ câu tiêm thuốc kích thích và những con bình thường. Trong thí nghiệm này, chim bồ câu có thể phân biệt hình ảnh phản chiếu cử động của chúng với 5 đến 7 giây trễ và hình ảnh không phản chiếu cử động của chúng. Khả năng này cao hơn một đứa trẻ 3 tuổi. Theo một nghiên cứu của giáo sư Hiraki thuộc đại học Tokyo, những đứa trẻ 3 tuổi gặp khó khăn khi tự nhận biết hình ảnh của bản thân với 2 giây trễ.
Tham khảo
Toda et al. Discrimination of moving video images of self by pigeons (Columba livia). Animal Cognition, 2008 DOI: 10.1007/s10071-008-0161-4
Theo Trà Mi (ScienceDaily)