Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Cell Press, các nhà khoa học đã quan sát hai loài chim đớp ruồi mái và ghi nhận rằng chúng có khả năng thay đổi khu vực cư trú để đến làm tổ tại khu vực thuộc chim sẻ ngô, đối thủ trực tiếp của chúng.
Đây không phải là một thao tác bắt chước máy móc của chim đớp ruồi, mà là khả năng phân tích một thông tin để thay đổi tập tính của chúng. Nói chung, các động vật sống trong cộng đồng có thể học hỏi lẫn nhau, thậm chí từ các loài động vật khác.
Chim đớp ruồi (Ảnh: Oiseau-libre.net) |
Một nghiên cứu trước đây từng chứng minh chim đớp ruồi bắt chước chim cùng loài cũng như chim sẻ ngô để chọn những cành nhỏ làm tổ. Chúng đến ở bên cạnh chim sẻ ngô để cùng chia sẻ hoàn cảnh.
Để chứng minh khả năng nắm bắt thông tin của loài chim, các nhà khoa học đã nghiên cứu hai khu vực làm tổ của chim sẻ ngô trước khi loài chim đớp ruồi xuất hiện. Họ đã tạo những tổ chim tiện nghi có thể nhận dạng nhờ một ký hiệu hình học. Những con chim sẻ ngô đã nhanh chóng đến cư trú trong những tổ này.
Khi loài chim đớp ruồi xuất hiện, chúng đã chọn những tổ được đánh dấu và 75% những con đến sau cũng bắt chước theo.
Các kết quả trên chứng minh rằng khi nhiều loài động vật sống chung với nhau thì cùng chia sẻ các nguồn thức ăn. Tuy nhiên điều này có thể dẫn đến nguy cơ thiếu lương thực.
V.S
Theo Sciences & Avenir, Đài TH Tp. Hồ Chí Minh