Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học cho thấy,những con chim Khướu Úc (Australian babbler) cũng có thể giao tiếp theo cách tương tự con người.
Chim Khướu Úc có thể giao bằng âm thanh tương tự con người
Xâu chuỗi những âm thanh vô nghĩa để tạo ra những tín hiệu có nghĩa trước đây được coi chỉ có riêng ở loài người, nhưng nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí PLOS Biology hé lộ thông tin những con chim Khướu Úc (Australian babbler) cũng có thể giao tiếp theo cách tương tự con người.
Các nhà nghiên cứu tại các trường Đại học Exeter và Zurich phát hiện rằng Khướu mào hạt dẻ (chestnut-crowned babbler), một loài chim tìm thấy ở vùng Outback Úc (phần lãnh thổ bên trong Úc), có khả năng truyền đạt những thông điệp mới có nghĩa bằng việc sắp xếp lại những âm thanh có trước.
“Mặc dù những nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng động vật, đặc biệt là các loài chim, có khả năng xâu chuỗi những âm thanh riêng biệt như một phần của một bài hát phức tạp, những bài hát này thường không có nghĩa cụ thể và việc thay đổi trật tự của các âm trong bài hát cũng không thay đổi được thông điệp tổng thể”, Sabrina Engesser thuộc Đại học Zurich nói.
“Trái ngược với hầu hết các loài chim biết hót, Khướu mào hạt dẻ không hót. Thay vì tiết mục thanh nhạc của nó được đặc trưng bởi các thông điệp khác nhau được tạo thành từ những âm thanh nhỏ riêng biệt”.
Khướu mào hạt dẻ có khả năng truyền đạt những thông điệp mới có nghĩa bằng việc sắp xếp lại những âm thanh có trước.
Đồng tác giả nghiên cứu Andy Russell đến từ Đại học Exeter cho rằng những con khướu có thể lựa chọn sắp xếp lại các âm thanh nhằm tạo ra nghĩa mới vì việc kết hợp 2 chuỗi âm thanh sẵn có nhanh hơn nhiều so với phát triển một âm thanh mới hoàn toàn.
Các nhà khoa học nhận thấy rằng những con Khướu mào hạt dẻ dùng lại 2 âm “A” và “B” trong những sắp xếp khác nhau khi diễn tả những hành vi cụ thể. Khi bay, những con chim này tạo một chuỗi âm thanh cho hành vi bay là “AB”, nhưng khi cho con ăn trong tổ chúng tạo ra chuỗi âm thanh là “BAB”.
Khi các nhà nghiên cứu cho phát lại chuỗi âm thanh, những con chim nghe thấy có khả năng phân biệt giữa hai chuỗi âm thanh khác nhau. Chúng sẽ nhìn vào tổ khi nghe thấy dòng âm thanh cho ăn và nhìn ra ngoài khi có những con chim bay tới khi nghe chuỗi âm thanh diễn tả về hành vi bay. Đây cũng là trường hợp khi các nhà nghiên cứu chuyển đổi các yếu tố trong 2 thông điệp cho nhau.
“Đây là lần đầu tiên cho thấy khả năng tạo ra nghĩa mới từ việc sắp xếp những yếu tố vô nghĩa đã được chứng minh tồn tại ở loài khác ngoài con người”, Simon Townsend, đồng nghiên cứu đến từ Đại học Zurich. “Mặc dù 2 thông điệp của chim khướu có cấu trúc tương tự nhau, nhưng chúng tạo ra 2 chuỗi truyền tin rất khác nhau và những con chim nhận thông tin có khả năng phân biệt tín hiệu nhận được.”
Các tác giả cho biết trong cộng đồng những con Khướu mào hạt dẻ, yếu tố âm thanh đầu tiên là “B” là yếu tố được xem là phân biệt ý nghĩa giữa việc bay và tiếng kêu tức thời, giống như “cat” và “at” trong Tiếng Anh, khi “c” tượng trưng cho yếu tố tạo nên khác biệt, hoặc âm vị.
“Mặc dù cái được gọi là âm vị cấu trúc này là một dạng khá đơn giản, nhưng nó có thể giúp chúng ta hiểu được phần nào khả năng tạo ra ý nghĩa mới thời kỳ đầu phát triển của con người”, Townsend nói. “Nó có thể là âm vị cấu trúc đầu tiên được hình thành trong tổ tiên chúng ta, đây là dạng thông tin ban đầu được hình thành”.
Theo Khoahocthuvi.net