Chim ruồi hút mật bằng lưỡi. Đỉa điều chỉnh nhiệt độ cơ thể trước và sau khi ăn. Gia súc không thể truyền bệnh trong khoảng thời gian 1,5 ngày sau khi có các triệu chứng của bệnh lở mồm long móng, và chúng chỉ có khả năng lan truyền virus gây bệnh trong vòng 1,7 ngày, là 3 khám phá khoa học trong 2 tuần của tháng 5 năm 2011.
1. Chim ruồi sử dụng lưỡi như là một cái bẫy, để hút mật
Khám phá này đã làm thay đổi sự hiểu biết gần hai thế kỷ về chiếc lưỡi của chim ruồi, video tốc độ cao mới cho thấy mật hoa thực sự không đổ vào cặp rãnh ở đầu mỏ của chim ruồi, không theo cùng một cách mà bất kỳ chất lỏng nào: cũng sẽ chảy tràn lên đường rãnh và chảy qua các mao mạch nhỏ xíu. Thay vào đó, sự thay đổi hình dạng của hai đường rãnh trên mỏ của chim ruồi có tác dụng giống như bẫy chứa mật hoa giúp lưỡi kéo mật hoa ra và nhâm nhi.
Quan sát ở những con chim ruồi còn sống và xác những con chim ruồi đã chết, cho thấy: những thay đổi trên cùng một đường rãnh, hệ thống này làm việc hiệu quả giúp loài chim ruồi tiết kiệm năng lượng khi hút mật hoa. Xem xét lại công dụng của những đường rãnh trên đầu mỏ của chim ruồi có thể ảnh hưởng đến các nghiên cứu về việc tìm kiếm thức ăn và sự tiến hóa của loài chim ruồi lấy mật hoa làm thức ăn. Kết quả nghiên cứu này được đăng tải trực tuyến trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia, số ra ngày 02 tháng 5 năm 2011, bởi các nhà nghiên cứu làm việc tại Đại học Connecticut, Hoa Kỳ.
2. Xem xét lại bệnh Lở mồm long móng ở gia súc
Việc sử dụng các biện pháp quyết liệt nhằm loại trừ những gia súc bị mắc bệnh lở mồm long móng có thể chỉ còn là một hoài niệm của quá khứ khi mà các nhà khoa học có thể phát triển những cách thức mới nhằm khống chế sự lây lan của căn bệnh lở mồm long móng trên gia súc một cách nhanh chóng, theo các nhà nghiên cứu tại Vương quốc Anh. Thí nghiệm của họ cho thấy gia súc không thể truyền bệnh được trong khoảng thời gian 1,5 ngày sau khi, có các triệu chứng nhiễm bệnh lở mồm long móng.
Ngoài ra, thời gian trung bình mà gia súc mắc bệnh lở mồm long móng có thể lan truyền virus chỉ có khoảng 1,7 ngày, ngắn hơn cả khoảng thời gian mà các nhà nghiên cứu bệnh lý học thường mong đợi, kết quả của nghiên cứu này được đăng tải trên tạp chí Science, số ra ngày 6 tháng 5 năm 2011. Điều này làm tăng hy vọng rằng, sẽ ra đời các xét nghiệm mới giúp khống chế sự lây lan của căn bệnh lở mồm long móng trên số lượng lớn gia súc, một cách nhanh chóng có thể làm giảm sự cần thiết của các biện pháp gây tranh cãi và tốn kém.
3. Đỉa điều chỉnh nhiệt độ cơ thể trước và sau khi ăn
Kết quả của nghiên cứu này được đăng tải trực tuyến trên tạp chí Biology Letters, số ra ngày 3 tháng 5 năm 2011, bởi các nhà nghiên cứu ở trường Cao đẳng Wellesley, Massachusetts, Hoa Kỳ. Đỉa thường tìm đến các nơi có nhiệt độ cao ngay sau khi hút máu, bởi nhiệt độ cao của môi trường sống có thể cung cấp cho chúng nhiều năng lượng hơn, cần thiết cho quá trình tiêu hóa và bài tiết sau các bữa ăn no say. Tuy nhiên, giữa các bữa ăn, các sinh vật có thể hàng tháng trời mà không ăn uống này thường trú ẩn trong các môi trường mát mẻ, lạnh giá – điều kiện lý tưởng cho việc tiết kiệm năng lượng, các nhà nghiên cứu nói.
Theo Hồ Duy Bình