Hôn nhân một vợ nhiều chồng
Một phụ nữ được phép có nhiều chồng cùng một lúc. (Ảnh minh họa) |
Đối trọng với hôn nhân đa thê (nhiều vợ) là hôn nhân đa phu (nhiều chồng). Ở đó, một người phụ nữ được phép kết hôn cùng lúc với nhiều người đàn ông.
Hình thức này trong lịch sử loài người cũng khá hiếm nhưng thế giới hiện đại ngày nay vẫn tồn tại ở một vài ngôi làng hẻo lánh thuộc cao nguyên Tây Tạng, Trung Quốc.
Hình thức hôn nhân này theo tín ngưỡng địa phương nhằm duy trì tài sản của gia đình, hạn chế canh tác đất đai và tỉ lệ sinh con cao hơn, cũng là một hình thức kế hoạch hóa gia đình.
Một gia đình đa phu ở Tây Tạng, Trung Quốc. |
Theo đó, một nhóm thanh niên cùng kết hôn với một người phụ nữ cùng trang lứa. Họ sống chung và lao động cùng nhau. Những đứa trẻ được sinh ra sẽ chỉ gọi cha đối với người chồng lớn tuổi nhất, những người còn lại chỉ được gọi là “chú”.
Xa xưa, hôn nhân đa phu cũng xuất hiện ở vùng Bắc Cực và Amazon, nhằm liên kết các thế hệ để chống chọi với sự khắc nghiệt của môi trường cũng như sự thiếu hụt phụ nữ.
Phụ nữ Ấn Độ cũng được hưởng đặc quyền từ tập tục đa phu. |
Những đứa trẻ có nhiều cha sẽ có khả năng sống sót cao hơn. Ngoài ra, dạng hôn nhân này có thể giúp giải quyết vấn đề mất cân bằng giới ở những quốc gia chênh lệch giới tính như Ấn Độ và Trung Quốc.
Minh hôn – Hôn nhân với ma quỷ
Nhiều quốc gia trên thế giới chấp nhận cho phép kết hôn với người đã chết hoặc giữa hai người chết với nhau. Xa xưa ở Trung Quốc, một vị quan qua đời phải được chôn cùng một phụ nữ để ông không bị cô đơn khi sang thế giới bên kia.
Hai người chết kết hôn với nhau. |
Ngày nay tập tục minh hôn vẫn được áp dụng, theo đó những kẻ trộm mộ thường lấy xác những cô gái trẻ phục vụ minh hôn. Những xác cô gái trẻ mới chôn có giá dao động từ 16.000 – 20.000 NDT (2.600 – 3.300 USD).
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến minh hôn, trong đó có phong tục cho rằng, em trai phải kết hôn sau anh trai. Nếu người anh qua đời, buộc phải tổ chức minh hôn để tránh cho người em bị đen, vong hồn người anh không quở trách em vì chưa kịp lấy vợ đã qua đời.
Cộng đồng người Hoa ở Singapore khá quen thuộc với hình thức cho hai người qua đời kết hôn với nhau. Đôi khi đám tang và hôn lễ được tổ chức chung một ngày. Thậm chí xuất hiện môi giới minh hôn.
Người sống kết hôn với người đã khuất. |
Minh hôn cũng tồn tại trong xã hội người Nuer và Auot ở nam Sudan thuộc châu Phi. Nếu một người đàn ông chưa vợ qua đời, buộc vợ của người anh/em người quá cố phải thực hiện minh hôn. Đứa trẻ của người phụ nữ này cũng được coi là con của người chết. Trong khi đó, văn minh Hy Lạp cổ có hình thức epikleros tương tự với minh hôn.
Kết hôn với động vật
Đám cưới của một cô gái Ấn Độ với một chú chó. |
Người dân tại một số khu vực ở Ấn Độ xưa, đặc biệt là vùng Santhal luôn ưa chuộng hình thức “trừ tà” đặc biệt: kết hôn với động vật. Tuy nhiên nó chỉ áp dụng cho những trường hợp bé gái khi chào đời mang sẵn một chiếc răng ở hàm trên. Quan niệm dân gian cho rằng đứa trẻ này sẽ gặp đại họa – bị hổ vồ qua đời trong tương lai và nếu muốn ngăn chặn ‘điềm báo’ này thì khi trưởng thành phải kết hôn với … một chú chó. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn, ‘cuộc hôn nhân’ lánh hạn này có thể chấm dứt và cô gái sẽ được phép ‘tái giá’ với chàng trai mình yêu.
Quần hôn
Thế kỷ 19, John Humphrey Noyes thiết lập cộng đồng không tưởng ở Thượng New York với tên gọi Xã hội Oneida. Nơi đây, mọi người đàn ông được quyền bình đẳng kết hôn với tất cả phụ nữ của cộng đồng. Hình thức một vợ một chồng và ghen tuông được coi là tội lỗi và bị trừng phạt.
Xã hội Oneida cho phép một người đàn ông kết hôn với mọi phụ nữ sống cùng. |
Xã hội Oneida giảm tỉ lệ sinh và làm thỏa mãn phụ nữ bằng cách thực hành “tiết dục nam” hoặc quan hệ tình dục không xuất tinh.
Ngoài ra, Noyes cho phép phụ nữ được phép từ chối hoặc chấp nhận có hay không quan hệ tình dục với bất kỳ người đàn ông nào. Qua đó nâng cao sự bình đẳng cho nữ giới.
Tuy nhiên loại hình xã hội này có nhược điểm là tuyên truyền tình dục quá mạnh, kéo giới trẻ vào sức mạnh thần thánh của tình dục.
Mô hình xã hội Oneida thế kỷ 19. |
Noyes bị cáo buộc cho những bé gái 12 – 13 tuổi gia nhập, trong đó liên quan đến quan hệ tình dục vị thành niên. Hình thức quần hôn của xã hội trên tồn tại qua ba thập niên và tàn lụi với sự bất mãn ngày càng gia tăng.
Bắt cóc cô dâu
Ảnh minh họa. |
Thông thường các cặp vợ chồng phải trải qua quá trình tìm hiểu tính cách, sở thích và lý tưởng sống trước khi tiến đến hôn nhân. Tuy nhiên, tại một số tộc người Roma (Italia) cổ xưa lại thịnh hành hình thức “đốt cháy giai đoạn”: Chàng trai ‘nhắm’ được một cô gái vừa mắt và trực tiếp lên kế hoạch cùng bạn thân và gia đình để… bắt cóc làm vợ. Cô gái khi được đưa về bắt buộc phải chấp thuận và an phận làm vợ của người đàn ông xa lạ ‘chẳng may phải lòng’ mình. Đối với họ, việc cô gái được bắt cóc là một vinh dự lớn cho gia tộc và cá nhân nên không mấy khó khăn trong quá trình thu xếp hỷ sự gấp gáp.
Buộc phải tăng cân
Mỗi quốc gia trên thế giới đều có tiêu chuẩn và quan niệm về cái đẹp khác nhau. Ở Mauritania, người dân đều yêu thích ngắm nhìn mẫu phụ nữ ‘phổng phao phốp pháp”. Họ cho rằng đây là tuýp người hấp dẫn, gợi cảm và khỏe mạnh, phù hợp mọi tiêu chí ‘phục vụ’ cho cuộc sống gia đình: chăm sóc chồng con, gia đình hai họ và quan hệ giao tế. Xuất phát từ quan niệm này, tất cả các cô dâu trẻ mới về nhà chồng trong trạng thái “mình hạc xương mai” đều bị ép vỗ béo tăng cân… vô giới hạn.
Sốc với những tục lệ tán tỉnh kỳ quặc nhất thế giới |
Nguồn: Hải Hồng (TH)/Theo Khỏe & Đẹp
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.