Bệnh giao mùa ở trẻ thường là các bệnh liên quan đến đường hô hấp hoặc ngoài da. Dưới đây là 1 số bệnh giao mùa mà trẻ thường dễ mắc phải:
Viêm mũi, họng: với các triệu chứng sốt, đau họng, ho, ngạt mũi, hắt hơi… là bệnh rất phổ biến khi thời tiết thay đổi. Bệnh do vi khuẩn, virút gây nên. Thông thường bệnh sẽ hết sau 1 – 2 tuần.
Viêm xoang: niêm mạc mũi khi gặp độ ẩm không khí thấp, khô hanh bị bong ra, gây ngạt mũi, sổ mũi, kéo theo đau họng, đau đầu,…Tuy bệnh không nguy hiểm nhưng khó để trị dứt điểm, gây khó chịu cho trẻ.
Bệnh tay chân miệng: do virút cấp tính gây nên, lây qua đường tiêu hóa. Trẻ nhiễm bệnh sẽ bị sốt, đau họng, tay chân miệng bị loét, nổi nhiều nốt phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông…Hiện chưa có thuốc đặc trị.
Thủy đậu: bệnh lây qua đường hô hấp hoặc do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Ban đầu có các triệu chứng sốt, đau đầu…sau xuất hiện các mụn nước khắp cơ thể. Các mụn nước sẽ khô và tự khỏi sau 1 tuần. Bệnh lành tính nhưng cũng có nhiều biến chứng nguy hiểm.
Ảnh minh họa.
Các biện pháp phòng tránh các bệnh giao mùa ở trẻ
Cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ theo chương trình tiêm chủng Quốc gia.
Cho trẻ uống nhiều nước, chế độ ăn hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh và hoa quả để tăng sức đề kháng.
Cha mẹ cần nhắc nhở trẻ rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, chơi đùa và nghịch bẩn,…
Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.
Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người trong mùa dịch bệnh.
Giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ.
Mặc ấm, tránh nhiễm lạnh cho trẻ bằng cách không cho trẻ ăn uống đồ quá lạnh.
Khi trẻ bị bệnh nên cho nghỉ học để được chăm sóc, theo dõi và tránh lây lan.
Khi trẻ bị bệnh, không nên tự ý mua thuốc kháng sinh. Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh trong các trường hợp khẩn cấp. Lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ làm mất dần đi sức đề kháng tự nhiên của cơ thể.
Hữu Vượng
(Theo Congluan.vn)
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.