Loại chuột này trông giống như một con kangaroo thu nhỏ, nên còn được gọi là “chuột kangaroo”, nhưng hoàn toàn không có liên quan gì tới loại kangaroo châu Úc. tên khoa học của chuột không uống nước là Dipodomys deserti, thuộc bộ gặm nhấm.
Loại chuột sa mạc này có chân sau và bàn chân sau lớn, chân sau dài hơn chân trước, nên chúng có thể nhảy xa. chúng cũng di chuyển chủ yếu theo kiểu nhảy. Chúng dùng cái đuôi dài, to (so với thân hình chúng) để giữ thăng bằng và lái khi nhảy nhanh.
Chuột kangaroo chỉ hoạt động về đêm. Chúng không sống thành bầy như chuột nhà. Mõi con Dipodomys deserti đào cho mình một cái hang và lặng lẽ sống một mình ở trong đó. Chúng chỉ kết đôi trong mùa sinh sản.
Mỗi hang mà chúng đào có từ 6 – 12 lối ra vào. Ban ngày, chúng chặn hết các lối vào này. Chỉ ban đêm, chúng mới mở toang hết các cửa. hang của chúng sâu đến 1,5m, có phòng chứa thức ăn riêng, có phòng ngủ riêng. Suốt ngày nóng nực, chuột kangaroo ngủ vùi dưới lòng đất, ban đêm, khi trời mát mới bò ra kiếm ăn.
Chúng ăn chủ yếu là hạt nhỏ của nhiều loại câu mọc trên sa mạc. Ngoài ra, chúng cũng ăn cả lá, thân cây và côn trùng. Vì trên sa mạc rất khan hiếm thức ăn, hàng đêm chúng phải di chuyển đi rất xa để tìm thức ăn.
Tuy không có liên quan gì với kangaroo châu Úc, nhưng chúng cũng có túi, không phải là túi để nuôi con, mà là túi để đựng thức ăn. Chuột kDipodomys deserti có những cái túi bên má (ở trong miệng). Thật kỳ lạ, những cái túi này có thể được dùng làm nơi chứa thức ăn suốt nhiều tuần liền.
Sống trong các sa mạc hết sức khô cằn ở Tây Nam Hoa Kỳ và ở cực Tây Bắc Mexico nhưng chuột Dipodomys deserti không lấy làm khó chịu, ngược lại chúng còn có những kiểu thích nghi thật độc đáo. Nhờ cơ thể tích lũy được nước từ thức ăn và có thể duy trì nước, nên rất hiếm khi chúng cần phải uống nước. Quả thận của chúng hoạt động hiệu quả gấp bốn lần quả thận của con người. Nếu thức ăn đầy đủ, chúng có thể sống cả đời mà không cần uống nước.
Chuột Dipodomys deserti sa mạc là con vật nhỏ nhắn nhưng tinh khôn. Mỗi khi nghi ngời một thứ gì đó là con vật sống nguy hiểm, chúng đứng từ xa, đánh chân xuống đất để tạo ra tiếng động, thậm chí còn đá bụi cát về phía những vật thể đáng nghi đó. Tuy nhiên, chúng cũng vẫn trở thành mồi cho chó sói, lửng, rắn và chim cú.
Mùa giao phối của chuột Dipodomys deserti sa mạc diễn ra từ tháng 2 – 6. Sau giai đoạn mang thai khoảng 30 ngày, chuột cái đẻ từ 2-5 con non. Chuột mẹ chỉ phải nuôi nấng con non trong một vài tuần, sau đó thì chuột non có thể tự lập.
Thân hình chuột Dipodomys deserti trưởng thành dài khoảng 16cm, đuôi dài khoảng 21cm, nặng khoảng 136gam. Tuổi thọ của chúng từ 3-5 năm.
Theo H.T (theo thế giới sinh vật lạ)