Chụp ảnh phong cảnh: Mẹo nhỏ để lấy nét sâu tuyệt đẹp

Bạn tìm đường đến một địa điểm đẹp, và gặp một phong cảnh ngoạn mục trải dài đến tận nơi xa. Bạn có thể chụp một tấm ảnh sắc nét với tất cả chi tiết của phong cảnh này bằng cách nào? Sau đây là một số thủ thuật nhanh của một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp về những gì bạn cần chú ý khi chụp những cảnh như thế. (Người trình bày: Yoshiki Fujiwara)

Chụp ảnh phong cảnh: Mẹo nhỏ để lấy nét sâu tuyệt đẹp

EOS 6D/ EF16-35mm f/4L IS USM/ FL: 16mm/ Aperture-priority AE (f/11, 1/30 giây, EV±0)/ ISO 100/ WB: Auto

Làm nổi bật nhiều chi tiết của phong cảnh bằng cách ghi ở định dạng RAW và lấy nét sâu

Để tạo ra một tấm ảnh sắc nét chụp những quả khinh khí cầu dùng khí nóng nằm rải rác ngẫu nhiên trong bố cục từ xa đến gần, tôi sử dụng kỹ thuật lấy nét sâu với khẩu độ được cài đặt thành f/11, và cài đặt chất lượng ghi hình thành RAW.

Tập tin hình ảnh RAW chứa thông tin về các chi tiết khác nhau, chẳng hạn như thông tin ánh sáng (bao gồm thông tin về màu), nhận được từ cảm biến hình ảnh nhưng có thể không xuất hiện trong ảnh. Xử lý các tập tin này có thể giúp bạn sử dụng thông tin này ở mức hiệu quả nhất có thể, chẳng hạn như làm nổi bật những màu lẽ ra bị ‘ẩn giấu’. Điều này là rất hữu ích đối với những cảnh trong đó độ tương phản giữa những vùng sáng và tối là rất cao, chẳng hạn như ảnh chụp mặt trời mọc. Ví dụ, trong ảnh chính, quy trình xử lý hậu kỳ ảnh RAW đã cho phép màu cam nổi bật từ các điểm sáng ở bên trái của ảnh bên trên, trong khi những vùng tối của mặt nước, lẽ ra tối, cũng trở nên sáng và có màu xanh dương.

Tôi luôn chọn cách sử dụng kỹ thuật lấy nét sâu để đảm bảo có thể ghi lại nhiều thông tin nhất có thể trong tập tin ảnh RAW.

Bạn có biết rằng bạn có thể xử lý ảnh RAW trong máy ảnh trên các máy ảnh mới nhất của Canon? Hãy tham khảo:
Những CHTG về Máy Ảnh #4: Tôi Có Thể Làm Gì với Chức Năng Xử Lý Hậu Kỳ Ảnh RAW Trong Máy Ảnh?

Sử dụng một độ nhạy sáng ISO thấp để làm sáng những vùng tối

Nếu chúng ta cố giảm tình trạng lóa sáng trên trời ở phần trên của ảnh, mặt nước sẽ bị thiếu sáng, và nhiễu sẽ trở nên dễ nhận ra hơn nếu chúng ta cố làm sáng mặt nước tối trong quá trình xử lý ảnh RAW. Một độ nhạy sáng ISO thấp sẽ là cần thiết để giảm nhiễu đến mức tối thiểu, do đó tôi chọn chụp ảnh này ở ISO 100.

Chụp ảnh phong cảnh: Mẹo nhỏ để lấy nét sâu tuyệt đẹp

Cận cảnh vùng mặt nước sau khi xử lý hậu kỳ. Tập tin RAW chứa đủ chi tiết để làm sáng vùng thiếu sáng ban đầu bằng xử lý hậu kỳ.

Theo Canon-asia


Thiết bị khuyên dùng trong bài viết:

Chụp ảnh phong cảnh: Mẹo nhỏ để lấy nét sâu tuyệt đẹp

EOS 6D (Body)

EOS 6D là chiếc máy ảnh thuộc dòng DSLR Full-frame nhẹ nhất trên thế giới*, được trang bị bộ cảm biến CMOS 20.2 megapixel với hệ AF 11 điểm chính xác. Ngoài ra, nó còn được trang bị thêm Wi-Fi tích hợp và hỗ trợ GPS

 

 

 

Chụp ảnh phong cảnh: Mẹo nhỏ để lấy nét sâu tuyệt đẹp

EF16-35mm f/4L IS USM

Mẫu ống kính Canon EF 16-35mm f/4L IS USM được thiết kế với 3 thấu kính phi cầu (aspherical) và hai thấu kính UD (Ultra-low dispersion), trong đó có một thấu kính đường kính lớn bao phủ giúp giảm thiểu quang sai và biến dạng trong suốt quá trình zoom. Không thể thiếu đó là lớp coat phủ fluorine quen thuộc của dòng L áp dụng cho thấu kính phía trước và phí sau giúp giảm bóng mờ và duy trì chất lượng ảnh với tương phản và màu sắc trung thực. Ống kính có 9 lá khẩu, thiết kế hệ thống lấy nét tay dạng full-time và hệ thống mô-tơ lấy nét ring-type USM với thanh đo khoảng cách điều chỉnh lấy nét tích hợp.