Chúng ta đều đã từng trải qua cảm giác tức điên khi cố gắng giải thích sự thật hiển nhiên cho một tên “lì như bò” suốt ngày thích cãi cố. Tới khi lên đến cao trào thì chỉ nghe tiếng quát tháo của cả 2 bên.
Rõ ràng là bạn biết mình đúng, nhưng phải làm sao để khiến cho tên “cứng đầu” kia tin vào việc đó đây?
Điều tốt nhất cần làm khi bạn gặp tình huống đó chính là im lặng lắng nghe.
Thực ra, cơn hiếu thắng đang lấn át mọi suy nghĩ logic, tất cả những gì ta muốn lúc đó là cố gắng thuyết phục họ rằng ta đúng, họ sai. Nhưng như vậy chỉ làm nhân lên những cảm giác tiêu cực mà thôi.
Theo Amy Cuddy, nhà tâm lý học tại Harvard, điều tốt nhất cần làm khi bạn gặp tình huống đó chính là im lặng lắng nghe, phương pháp này được gọi là “sự hiện diện”.
Khi biết chắc mình đúng, ta có cảm giác như bản thân đang nắm “quyền lực” trong tay. Lúc ấy, bạn chỉ “hiện diện”, nghĩa là đứng đó và nghe một cách có tâm nhất có thể, bạn cũng có thể truyền một ít sức mạnh cho người khác, khiến cho họ cũng cảm thấy được tôn trọng.
Nói tiếp đi cậu.
Theo Cuddy: “Khi bắt đầu một cuộc tranh cãi, điều đầu tiên nên làm là đặt sự chú tâm vừa đủ và để người kia nói trước. Không phải bạn đang trao quyền điều khiển cho họ, mà bạn thực sự đang khiến họ cảm thấy mình được công nhận và thấu hiểu”.
Bằng cách lắng nghe quan điểm của người đối diện, bạn đang trao cho họ cơ hội để được trở thành một phần của cuộc hội thoại.
Nếu người kia đang nói gì đó phản bác ý kiến của bạn, Cuddy đưa ra lời khuyên: “Tôi nghĩ rằng bạn nên chờ một chút. Thứ nhất, nếu đáp trả trong giây phút bản thân đang giận dữ, bạn sẽ không phản biện tốt được đâu. Thứ hai, nếu để họ nói hết mọi thứ, bạn sẽ có một cái nhìn rõ hơn về việc gì đang diễn ra. Sau đó bạn có thể xin phép dừng lại và nói rằng “Tôi cần nói cái này một chút””.
Nói đi mình nghe.
Cãi nhau xong chưa phải là hết. Khi đã hiểu rõ người đối diện, bạn sẽ thu được nhiều kinh nghiệm để giải quyết những việc tương tự trong tương lai.
Ví dụ như thế này, bạn rơi vào một cuộc cãi vã về việc tới lượt ai dọn toilet, đương nhiên kẻ sai sẽ phải đi làm nhiệm vụ rồi. Nhưng không phải bạn cứ thế mà bỏ đi được đâu.
Có thể bạn phải xem lại cách phân bố việc nhà, hoặc có thể xem lại bản thân xem đã làm gì mà khiến người kia cảm thấy không được tôn trọng.
Sau khi giải quyết xong đừng quên 1 cái ôm thắt chặt tình cảm nhé.
Hãy trở nên tinh tế hơn một tí trong mọi việc, kể cả với những cuộc xung đột. Hãy ngừng nói, “khóa” miệng lại một chút và cố gắng hiểu được tâm tư của người đối diện chứ đừng cố “nghiền nát” họ.