Một phụ nữ ở Myanmar nói cô là một binh sĩ Nhật Bản mà dân làng thiêu sống và treo lên cây trong chiến tranh. Hai cổ tay của cô đều có nếp hằn giống vết trói bằng dây thừng.
>>> Chuyện lạ về dấu vết của kiếp luân hồi (1)
Người phụ nữ Mỹ nói tiếng Thụy Điển
Giáo sư tâm thần học Ian Stevenson tại Thụy Điển phát hiện rất nhiều trường hợp của Xenoglossy, hiện tượng “nói những ngôn ngữ mà người nói không biết ở trạng thái bình thường”. Đây là khái niệm do Charles Richet, một bác sĩ người Pháp từng đoạt giải Nobel năm 1913, đưa ra trong thời gian từ năm 1905 đến năm 1907. Ông nghiên cứu nhiều lĩnh vực, bao gồm cả ngành cận tâm lý học.
Một người phụ nữ ở Mỹ có thể nói tiếng Thụy Điển dù chưa tiếp xúc nhiều với nó. (Ảnh minh họa: wordpress.com)
Stevenson từng nghiên cứu một phụ nữ 37 tuổi mà ông gọi là TE. Cô sinh ra và lớn lên ở thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania, Mỹ. Bố mẹ cô là dân nhập cư, có thể nói tiếng Anh, Ba Lan, Nga và tiếng Do Thái. Tại trường, TE học tiếng Pháp. Trong dịp tiếp xúc duy nhất với tiếng Thụy Điển, cô chỉ nghe vài cụm từ trong một chương trình truyền hình của người Mỹ gốc Thụy Điển. Tuy nhiên, trong một lần điều trị bằng liệu pháp thôi miên để tìm lại kiếp trước, TE khẳng định cô từng là một người đàn ông Thụy Điển mang tên Jensen Jacoby, The Examiner cho hay.
Trong quá trình thôi miên, TE dùng tiếng Thụy Điển trả lời 60 câu hỏi bằng tiếng Thụy Điển. 60 từ trong số đó không trùng với những từ mà người hỏi đã sử dụng. Với những câu hỏi bằng tiếng Anh, cô dùng tiếng Anh để trả lời.
Giáo sư Stevenson cho TE làm hai bài kiểm tra nói dối bằng tiếng Thụy Điển – gồm một bài kiểm tra kết hợp từ và một bài kiểm tra năng lực. Ông cũng nói chuyện với chồng cô, các thành viên trong gia đình và những người quen TE để xem cô ừng tiếp xúc với các ngôn ngữ ở khu vực Bắc Âu hay chưa. Họ khẳng định TE chưa từng tiếp xúc với chúng và trường học của cô cũng không dạy tiếng Thụy Điển.
Kết quả hai bài kiểm tra cho thấy TE biết khoảng 100 từ Thụy Điển nhưng hầu như không thể diễn đạt thành câu đầy đủ. Cố vấn của giáo sư Stevenson khen chất giọng và cách phát âm của cô khá chuẩn. Một số chuyên gia khác chỉ ra rằng cô dùng lẫn vài từ Na Uy.
Ký ức về các tu viện
Cậu bé Robin Hull thường nói ngôn ngữ kỳ lạ và tự nhận rằng cậu từng học nó tại một tu viện dù trên thực tế, cậu chưa đủ tuổi để đến trường. (Ảnh minh họa: wordpress.com)
Bác sĩ tâm thần Adrian Finkelstein là chuyên gia trong liệu pháp thôi miên để tìm lại kiếp trước. Ông từng làm việc tại Trung tâm Y tế Cedars-Sinai ở thành phố Los Angeles, Mỹ, và là giáo sư tại Đại học California – Los Angeles. Hiện tại ông đang điều hành một phòng khám tư nhân ở thành phố Malibu, bang California, Mỹ.
Trong cuốn sách Tiền kiếp và Quá trình điều trị, Finkelstein kể lại câu chuyện về việc Robin Hull, một cậu bé, thường xuyên nói chuyện bằng ngôn ngữ mà mẹ cậu không hiểu. Bà mẹ liên lạc với một giáo sư ngôn ngữ châu Á. Ông xác định ngôn ngữ Robin nói thuộc phương ngữ ở khu vực phía bắc Tây Tạng.
Robin nói rằng nhiều năm trước, cậu đã học ngôn ngữ này tại một tu viện. Tuy nhiên, trên thực tế, cậu bé còn chưa đến tuổi học, thậm chí chưa từng đặt chân vào lớp học nào.
Vị giáo sư tiếp tục điều tra. Dựa vào các thông tin của Robin, ông đoán nơi mà cậu bé nhắc tới là một tu viện nằm trên dãy Côn Lôn. Sau đó, giáo sư quyết định đi đến Tây Tạng, Cellulite đưa tin.
Thiếu nữ Myanmar có thói quen của lính Nhật
Ma Win Tar nhớ rằng cô từng là một binh sĩ Nhật Bản mà dân làng Myanmar thiêu sống trong thời kỳ chiến tranh. (Ảnh minh họa: wordpress.com)
Một đối tượng khác mà giáo sư Ian Stevenson điều tra là Ma Win Tar, một phụ nữ Myanmar. Ma Win Tar chào đời vào năm 1962. Năm 3 tuổi, cô bắt đầu sống với các thói quen tương tự quân nhân Nhật Bản. Cô nhớ người dân trong một làng ở Myanmar từng bắt, thiêu sống rồi treo xác một lính Nhật Bản lên cây. Theo Ma, cô chính là người lính xấu số đó trong tiền kiếp.
Mặc dù cô gái không nhớ rõ các chi tiết liên quan đến kiếp trước nhưng Stevenson đã chỉ ra vài điểm hợp lý trong câu chuyện của cô. Năm 1945, dân làng Myanmar bắt và thiêu sống những lính Nhật không kịp rút lui.
Thói quen của Ma Win Tar khác với cách sống của các cô gái bình thường ở Myanmar. Cô thích cắt tóc ngắn, mặc quần áo hơi trẻ con dù bố mẹ cấm, ăn thực phẩm ngọt và thịt lợn nhưng không thể ăn cay – điểm đặc trưng của ẩm thực Myanmar. Ngoài ra, tính tình Ma Win Tar cũng “khá độc ác” với thói quen vỗ vào mặt bạn bè. Theo Stevenson, binh lính Nhật Bản thường vả mặt người dân Myanmar và hành xử ngỗ ngược trong quá trình chiếm các ngôi làng. Cô gái kỳ lạ phản đối truyền thống Phật giáo của gia đình, thậm chí tự coi bản thân là “người nước ngoài”. Ma Win Tar tuyên bố cô từng gặp các thành viên thuộc một ủy ban phụ trách hoạt động tìm hài cốt binh lính thiệt mạng ở nước ngoài trong các cuộc chiến tranh và cảm thấy họ giống như đồng bào của cô, The Guardian đưa tin.
Điều kỳ lạ nhất là hai tay Ma Win Tar đều có dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Ngón giữa và ngón áp út chỉ “gắn một cách lỏng lẻo” với phần còn lại của bàn tay. Vài ngày sau khi cô chào đời, các bác sĩ đã cắt chúng. Cô chỉ có một số ngón tay nhưng tất cả chúng đều co quắp. Cổ tay trái của Ma có một vết hằn bẩm sinh dạng vòng với 3 chỗ lõm xuống rõ ràng. Mẹ cô cho biết, dấu vết tương tự cũng xuất hiện trên tay phải của con gái bà nhưng nó đã mờ. Giáo sư Stevenson phỏng đoán sợi dây thừng mà dân làng dùng để trói người lính rồi treo lên cây sau khi họ thiêu sống anh ta đã để lại vết hằn trên tay Ma Win Tar.
Theo Zing