Một nghiên cứu mới nhất được tiến hành tại Úc khẳng định, tóc người có thể được tận dụng để làm sạch các thảm họa tràn dầu.
Mặc dù điều này nghe có vẻ hơi lạ nhưng thực tế, chúng ta có thể sử dụng một sản phẩm rẻ tiền và tự nhiên như tóc để làm sạch dầu, thay vì các sản phẩm tổng hợp đắt tiền để xử lý tình trạng tràn dầu hiện nay.
Thảm họa tràn dầu trên biển.
Theo ScienceAlert đưa tin, Rebecca Pagnucco, một sinh viên đã hoàn thành chương trình thạc sỹ tại ĐH công nghệ Sydney, Úc (UTS) mới đây đã nảy ra ý tưởng về việc dùng tóc để làm sạch dầu tràn.
Pagnucco cho rằng: “Có rất nhiều vật liệu khác nhau được sử dụng để dọn sạch dầu… rất nhiều trong số chúng là vật liệu tổng hợp, đặc biệt là polypropylene và các loại nhựa polyme khác. Truyền thông gần đây hết sức chú ý tới vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa trên biển và liệu các chất hút dầu kia có làm ô nhiễm nhiều hơn thay vì cố gắng làm sạch dầu hay không”.
Mái tóc dài khi cắt đi sẽ có giá trị đáng kể khi sử dụng làm tóc giả. Tuy vậy những lọn tóc ngắn khi cắt hoặc cạo sẽ thường bị bỏ đi hoặc đưa tới các bãi rác. Điều này thực sự lãng phí nếu cân nhắc tới những lợi ích của chúng.
Họ có thể tóc để chống ô nhiễm và tràn dầu nhờ tính chất hấp thụ của tóc.
Pagnucco cùng giám sát của cô tại UTS, Megan Phillips tin tưởng, họ có thể tóc để chống ô nhiễm và tràn dầu nhờ tính chất hấp thụ của tóc.
Cô chia sẻ: “Tóc là chất tẩy tự nhiên. Nhiều bằng chứng cho thấy tóc có thể hấp thụ lượng dầu gấp 3-9 lần so với trọng lượng của chúng. Tóc bạn dính dầu và chúng trở nên nhờn hơn – dầu về cơ bản cũng bị dính vào các sợi tóc. Cùng với một phương pháp tương tự, tóc có thể dính vào các loại dầu khác, ví dụ như dầu thô”.
Trước đây, con người từng sử dụng các loại sợi tự nhiên như bông, len để xử lý sự cố tràn dầu và dọn dẹp vết bẩn. Mặc dù vậy, kết quả không thực sự hiệu quả và kinh tế nhất.
Các lọn tóc được buộc lại trong các túi để xử lý dầu tràn.
Xét về hiệu quả, bông và len có thể hấp thụ dầu tốt nhưng chúng có giá trị cao trong việc sản xuất hàng dệt may và quần áo. Và điều này sẽ thực sự “không kinh tế” một chút nào, bởi chúng khá lãng phí.
Cô khẳng định, tóc có thể sử dụng lại nhiều lần để xử lý dầu tràn do chúng ta có thể rửa sạch và tái sử dụng dễ dàng. Hiện chỉ có một vài nghiên cứu sử dụng tóc làm công cụ làm sạch dầu, tuy nhiên những nghiên cứu này thường tác động lên tóc trước khi thực hiện.
Sinh viên trẻ chia sẻ, cô đang hy vọng nghiên cứu sẽ đạt được cùng lúc hai mục đích gồm làm sạch dầu tràn và hạn chế sự lãng phí.
Hiện nghiên cứu của Pagnucco chưa được đăng tải trên bất cứ tạp chí khoa học nào, nhưng xét về tính khả thi của nghiên cứu khi ứng dụng ngoài đời sống, đây có thể là một trong những biện pháp xử lý dầu tràn tối ưu, rẻ và hiệu quả nhất.