Con người có thể sống bao lâu khi ở trong vũ trụ ?

0
129
Con người có thể sống bao lâu khi ở trong vũ trụ ?

Đây thực sự là một câu hỏi chưa có lời giải. NASA với những nhà khoa học hàng đầu đang từng bước cố gắng kéo dài khoảng thời gian này nhưng mọi việc có vẻ càng ngày càng trở nên khó khăn.

Con người sống được bao lâu trong vũ trụ

Khoảng thời gian tối đa mà một người bình thường có thể sống trong vũ trụ là 437 ngày, nghiên cứu này đã được thực hiện bởi Valeri Polyakov cách đây gần 20 năm trong chuyến du hành thứ hai của ông .Ở chuyến đầu tiên nó chỉ kéo dài 240 ngày. Một nhà du hành khác là Sergei Krikalev cũng đã có tổng thời gian 803 ngày ở vũ trụ trong khoảng sáu chuyến du hành.

Như chúng ta vẫn biết, vũ trụ là một môi trường khắc nghiệt đối với loài người, sự tiến hóa của cơ thể loài người là để chịu những tác động từ lực hấp dẫn của trái đất chứ không phải để thích nghi với cuộc sống trong vũ trụ.

Cơ bắp chúng ta phải vận động liên tục để thich nghi với trọng lực trên trái đất, nhưng ở trong môi trường không gian thiếu trọng lực thì lại khác. Vì lẽ không có trọng lực, cơ bắp không vận động và việc các nhóm cơ teo đi là điều không thể tránh khỏi. Ảnh hưởng nhiều nhất là tim, các cơ ở cổ cùng với cơ ở hai bắp chân cũng bị teo lại đôi chút. Bên cạnh đó, xương cũng bị tác động do không phải chịu một chút tải trọng nào của cơ thể đè nén như khi trên mặt đất. Vì vậy mà cấu trúc xương cũng dần trở nên loãng và xốp dần đi, lúc này xương của chúng ta có thể dễ dàng bị gãy.

Con người có thể sống bao lâu khi ở trong vũ trụ ?
Tỷ lệ loãng xương trên các bộ phận cơ thể khi ở trong vũ trụ.

Có nhiều bằng chứng cho thấy càng ở lâu trong vũ trụ thì càng dẫn đến rối loạn hệ thống miễn dịch trong cơ thể con người. Do ở trong môi trường này có quá nhiều thuận lợi cho các mầm bệnh phát sinh, và nếu hệ thống miễn dịch bị tổn hại thì sẽ gây ra phản ứng quá mẫn cảm với môi trường xung quanh.

Bên cạnh những vấn đề của trọng lực thì bức xạ cũng mang một mối đe dọa tiềm tàng.Trong một số nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa ra con số 27 nghìn dặm là khoảng cách để từ trường trái đất bảo vệ chúng ta khỏi các tia bức xạ. Ra khỏi giới hạn đó các nhà du hành vũ trụ phải chịu ảnh hưởng của rất nhiều các tia bức xạ khác nhau và điều dễ nhận ra là khi các nhà du hành nhắm mắt, họ vẫn có thể “nhìn thấy” ánh sáng do các tia bức xạ này đánh trúng dây thần kinh thị giác của họ. Tiếp xúc trực tiếp với bức xạ có thể khiến tế bào con người bị hủy hoại và gây đột biến dẫn đến ung thư hoặc ảnh hưởng gen. Một số cơ quan trên cơ thể khá nhạy cảm với các tia bức xạ và khiến cho chức năng của chúng có thể bị suy yếu, như hệ thống miễn dịch, hệ thống tủy xương nhất là đôi mắt gây ra nguy cơ đục thủy tinh thể.

Con người có thể sống bao lâu khi ở trong vũ trụ ?

Và nghịch lí xảy ra khi các nhà khoa học càng cố gắng tìm ra các cách để bảo vệ cho những nhà du hành khỏi tiếp xúc những tia bức xạ độc hại, thì có một thứ được gọi là bức xạ thứ cấp lại khiến mọi nỗ lực của họ trở về con số không vì nó khiến việc che chắn càng kĩ lưỡng thì lại càng bị tiếp xúc nhiều hơn. Đó là do các tia bức xạ này khi chạm vào vật liệu che chắn có thể phát ra tia gamma kèm theo những hạt nơtron mang rất nhiều năng lượng và ở một mức độ nào đó, những năng lượng này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp cho các phi hành gia.

Do đó NASA kiểm tra việc tiếp xúc bức xạ rất nghiêm ngặt, họ luôn giám sát sự tiếp xúc của mỗi thành viên trong phi hành đoàn và duy trì việc này rất thận. Đến khi năng lượng của những tia bức xạ này chạm ngưỡng cho phép, các nhà du hành ngay lập tức có thể sẽ bị cấm bay tạm thời.

 

Theo genK